KẾT QUẢ GIẢI BÓNG ĐÁ CTE CUP 2020-2021

GIẢI BÓNG ĐÁ CTE CUP 2020-2021
Sau những trận đấu vô cùng khắc nhiệt thì cuối cùng chúng mình đã tìm ra được đội bóng xứng đáng với danh hiệu “Nhà vô địch” của giải đấu năm nay. Không ai khác đó là Đội K64_1.
‍♀️ Kết quả giải đấu như sau:
Vô Địch: K64_1
Giải nhì: K63
Giải ba: K65_1
Giải tư: K64_2
Giải triển vọng: K64_3
‍♀️ Vua phá lưới: Vũ Xuân Trường.
Và cuối cùng xin cảm ơn đến tất cả các đội bóng, đội cổ vũ, khán giả, trọng tài, các thầy cô đã đến và tham gia ” Giải đấu bóng đá CTE CUP 2020-2021″. Chúng ta đã có những buổi giao lưu nhiệt huyết, những bàn thắng đẹp mắt, những lời động viên từ đồng đội… Tất cả những điều đấy đã làm nên sự đặc biệt của giải đấu. Các đội bóng đã thi đấu hết mình, các bạn đều là những nhà vô địch trong lòng người xem, người hâm mộ. BTC xin kính chúc toàn thể các bạn sinh viên một mùa đông ấm áp, một kỳ thi vui vẻ, và một cái tết trọn vẹn.
Hình ảnh có thể có: 14 người, mọi người đang đứng và ngoài trời
Hình ảnh có thể có: 11 người, mọi người đang đứng và ngoài trời
Hình ảnh có thể có: 13 người, ngoài trời
Hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng và ngoài trời
Hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng và ngoài trời

CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC ĐƯỢC XẾP HẠNG ẢNH HƯỞNG QUỐC TẾ

Mới đây, 22 nhà khoa học người Việt đã lọt top 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2020 theo công bố của tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ. Đứng đầu trong danh sách này là Giáo sư Nguyễn Đình Đức, hiện công tác tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

GS.TSKH Nguyễn Hữu Đức là chuyên gia về Cơ học, vật liệu và kết cấu tiên tiến, hiện là Trưởng Phòng thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu tiên tiến, Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông; Phó Chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam và là Phó Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Cơ học của Việt Nam. Giáo sư đã công bố hơn 250 bài báo, báo cáo, công trình khoa học, trong đó có hơn 136 bài trên các tạp chí quốc tế ISI, ngoài ra, ông còn là tác giả của 1 bằng phát minh, 1 bằng sáng chế trong lĩnh vực vật liệu mới.

Phóng sự của Truyền Hình Thông Tấn

https://vnews.gov.vn/video/nha-khoa-hoc-viet-vao-top-xep-hang-co-tam-anh-huong-nhat-the-gioi-2020-196807.htm

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức

GIẢI ĐẤU BÓNG ĐÁ CTE CUP 2020-2021

[THÔNG BÁO]
GIẢI ĐẤU BÓNG ĐÁ CTE CUP 2⚽️2⚽️-2021
Với mục đích gắn kết Động viên khuyến khích phong trào tập luyện và thi đấu môn Bóng đá trong học sinh, sinh viên là thành viên trong Bộ môn Công nghệ Xây dựng-Giao thông Trường Đại học Công nghệ. Tạo điều kiện để sinh viên trong Bộ môn Công nghệ Xây dựng-Giao thông gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, học tập và tăng cường sự đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau. Qua đó giới thiệu hình ảnh Bộ môn Công nghệ Xây dựng-Giao thông đến rộng rãi đông đảo sinh viên trong và ngoài trường Đại học Công nghệ-Đại học Quốc gia Hà Nội.
⏰Thời gian: Từ 22/11/2020 đến 29/11/2020.
– Lễ khai mạc giải: 13h00 ngày 22/11/2020 tại Sân bóng Giang Sơn, Ngõ 7 Tôn Thất Thuyết.
– Địa điểm thi đấu: Sân bóng Giang Sơn, Ngõ 7 Tôn Thất Thuyết.
Đối tượng tham gia:
– Các đội thuộc các lớp trong Bộ môn Công nghệ Xây dựng & Giao thông-Trường Đại học Công nghệ.
– Toàn giải đấu có 6 đội bóng tham gia (mỗi đội tham gia có tối thiểu 10 thành viên).
Thể lệ:
– Áp dụng luật bóng đá 7 người.
– Thời gian thi đấu: 2 hiệp mỗi hiệp 25 phút, nghỉ giữa 2 hiệp là 5 phút.
– Mỗi đội bóng có tối thiểu 10 cầu thủ.
– Lưu ý đội nào đến muộn quá 10 phút sẽ bị sử thua.
– Hình thức thi đấu: 6 đội chia làm 2 bảng A và B. Các bảng thi đấu vòng tròn một lượt. 02 đội đứng đầu của mỗi bảng tiếp tục vào vòng trong thi đấu loại trực tiếp. 01 đội đứng cuối của mỗi bảng sẽ tranh giải triển vọng bằng hình thức đấu loại trực tiếp.
– Kể từ vòng đấu loại trực tiếp trở về sau, nếu hai đội đang hòa nhau sau thời gian thi đấu chính thức của hai hiệp áp dụng luật đá luân lưu.
– Mỗi cầu thủ chỉ được thi đấu cho 01 đội bóng, thẻ đỏ phạt 100.000đ/người, thẻ vàng phạt 50.000đ/người, cầu thủ có hành vi và ngôn từ không phù hợp sẽ được mời ra khỏi sân thi đấu.
– BTC sẽ xắp xếp trọng tài ở các vòng bảng, bán kết và chung kết để đảm bảo giải đấu được công bằng nhất.
Cơ cấu giải thưởng
– Mỗi đội tham gia giải đấu sẽ được nhận một cờ lưu niệm.
Giải nhất: 1.000.000+Cờ lưu niệm+Cup.
Giải nhì: 500.000+Cờ lưu niệm.
Giải ba: 300.000+Cờ lưu niệm.
Giải triển vọng: 200.000+Cờ lưu niệm.
⚽️Vua phá lưới: 200.000+Cờ lưu niệm.
____________________________________________
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
Liên chi đoàn Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông.
Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN.
Fanpage: https://www.facebook.com/LCDBMCNXDGT
Hotline: 0974101810(Mr.Sơn).

Gặp mặt tri ân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Hòa chung trong không khí chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã trang trọng tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ, giảng viên trong toàn trường, vào ngày 20/11/2020.

Tham dự lễ kỷ niệm, về phía ĐHQGHN có GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo, ông Vũ Mạnh Cường – Phó Trưởng ban Xây dựng. Về phía cơ quan hợp tác có GS.TS. Phạm Xuân Hội – Viện trưởng Viện di truyền, PGS.TS. Đinh Văn Mạnh – Viện trưởng Viện Cơ học (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam). Về phía Trường ĐHCN có GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu – Hiệu trưởng sáng lập; PGS. TS. Nguyễn Việt Hà – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường, GS.TS. Chử Đức Trình – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng, TS. Nguyễn Anh Thái – Phó Hiệu trưởng, PGS.TS. Trịnh Anh Vũ – Chủ tịch Công đoàn, PGS.TS. Nguyễn Thị Bảo Ngọc – Chủ tịch Hội Cựu Giáo chức cùng toàn thể lãnh đạo các đơn vị trực thuộc, các nhà giáo lão thành, cựu giáo chức cùng đông đảo giảng viên, cán bộ viên chức. Anh Nguyễn Trí Hiển – Hội trưởng Hội Cựu sinh viên cùng các cựu sinh viên Trường ĐHCN dự và tặng hoa chúc mừng nhà trường.

Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, thay mặt lãnh đạo Nhà trường PGS.TS Nguyễn Việt Hà đã gửi lời tri ân, chúc sức khỏe đến các nhà giáo lão thành, cựu giáo chức và toàn thể các thầy/cô Nhà trường. Hiệu trưởng Nguyễn Việt Hà đã nhấn mạnh những chia sẻ của Giám đốc ĐHQGHN PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn về những khó khăn của nghề giáo nói chung và theo đuổi nghề giáo tại ĐHQGHN nói riêng. Nhà giáo của ĐHQGHN với những yêu cầu cao về chuyên môn, còn là những tấm gương với tài năng, trách nhiệm và sự hi sinh của các thầy, cô vì sự phát triển của Trường ĐHCN nói riêng, ĐHQGHN nói chung.

Hiệu trưởng khẳng định, những tấm gương nhà giáo tận tụy, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, đào tạo sẽ là những tấm gương sáng để các thế hệ cán bộ, giảng viên trẻ của Nhà trường học tập và noi theo.

PGS.TS. Nguyễn Việt Hà – Bí thư Đảng ủy gửi lời tri ân đến các thầy /cô giáo

Để tri ân các nhà giáo lão thành đã có đóng góp cho sự phát triển của Nhà trường, tại buổi lễ Ban Giám hiệu Trường ĐHCN đã trao tặng những bó hoa tươi thắm và tổ chức mừng thọ PGS.TS. Vũ Như Cương tuổi 80, PGS.TS Đinh Mạnh Tường tuổi 75.

Ban Giám hiệu gửi những bó hoa tươi thắm cùng những lời chúc tốt đẹp nhất đến các nhà giáo lão thành

Tại buổi lễ, Nhà trường đã chúc mừng các tập thể, cá nhân đạt danh hiệu thi đua khen thưởng và thành tích trong năm học 2018-2019, năm học 2019-2020. Cụ thể, năm học 2018-2019 có 09 tập thể, 06 cá nhân nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và đào tạo, 05 cá nhân đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp Bộ; năm học 2019-2020, phòng Đào tạo nhận Cờ thi đua cấp ĐHQGHN, 03 tập thể và 02 cá nhân nhận Bằng khen cấp ĐHQGHN, 05 cá nhân đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp ĐHQGHN, 07 cá nhân nhận Bằng khen Giám đốc ĐHQGHN giai đoạn 2015-2020, Phòng thí nghiệm Vật liệu và kết cấu tiên tiến và GS.TSKH Nguyễn Đình Đức nhận Bằng khen của Giám đốc ĐHQGHN nhân dịp 5 năm thành lập đơn vị.


Hiệu trưởng Nguyễn Việt Hà trao Bằng khen ĐHQGHN cho các cá nhân và tập thể

Phó Hiệu Chử Đức Trình trao Cờ thi đua cấp ĐHQGHN cho phòng Đào tạo

Trong không khí ấm áp, thân tình, Trường ĐHCN tổ chức buổi gặp mặt thân mật chia tay GS.TS. Nguyễn Năng Định – Nhà giáo ưu tú, nguyên Chủ nhiệm khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ nano, Giảng viên chính về nghỉ hưu hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội theo chế độ sau 52 năm học tập và cống hiến trong ngành giáo dục. Trong quá trình công tác, GS.TS. Nguyễn Năng Định là một người thầy, là nhà khoa học và người đồng nghiệp được học trò, giảng viên và cán bộ . Để ghi nhận những cống hiến của GS.TS. Nguyễn Năng Định sau 52 năm công tác, cống hiến trong ngành giáo dục nói chung và cho Trường ĐHCN nói riêng, GS đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào gồm: Bằng khen Thủ tướng chính phủ (năm 2013), danh hiệu Phó Giáo sư (năm 1996), danh hiệu Giáo sư (năm 2008), danh hiệu Nhà giáo ưu tú (năm 2012) những cống hiến này đã góp phần không nhỏ vào thành tích chung và sự phát triển của Trường ĐHCN.

Hội Cựu Giáo chức gặp mặt nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam

Một số hình ảnh tại buổi gặp mặt

Tuyết Nga – Đăng Hoàng (UET-News)

Nhà khoa học Việt vào top xếp hạng ảnh hưởng nhất thế giới 2020

Mới đây, Tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ công bố danh sách 10.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2020. Trong công bố này có 22 nhà khoa học Việt Nam.

Theo thứ tự trong bảng xếp hạng này, đứng đầu trong các nhà khoa học Việt Nam là GS. Nguyễn Đình Đức (ĐHQGHN) – xếp hạng 5798 thế giới; GS. Nguyễn Xuân Hùng (ĐH Công nghệ Tp. HCM) – xếp hạng 6996 và PGS. Lê Hoàng Sơn (ĐHQGHN) – xếp hạng 9261 thế giới.

Đây cũng là 3 người lọt vào top 100.000 nhà khoa học xuất sắc nhất của thế giới 2019. Ngoài 3 nhà khoa học tiêu biểu trên, danh sách còn có 19 nhà khoa học khác. Những kết quả đáng tự hào này khẳng định sự lớn mạnh và vị thế của các nhà khoa học Việt Nam được ghi nhận trong cộng đồng khoa học quốc tế

Theo VTC

3 nhà khoa học Việt vào top xếp hạng có tầm ảnh hưởng nhất thế giới 2020

Ngày 08/11/2020, Tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ công bố danh sách 100,000 nhà khoa học hàng đầu trên thế giới có ảnh hưởng lớn nhất năm 2020.

3 nhà khoa học Việt vào top xếp hạng có tầm ảnh hưởng nhất thế giới 2020 - 1

3 nhà khoa học xuất sắc Việt Nam vào top bảng xếp hạng các nhà khoa học có tầm ảnh hưởng thế giới năm 2020

Tác giả của công bố này là nhóm Metrics của Jeroen Baas và các cộng sự. Theo đó, nhóm tác giả đã dùng cơ sở dữ liệu của Scopus từ 1960 đến 2019 trong 7 triệu nhà khoa học và lọc ra top 100.000 người có ảnh hưởng nhất.

Tiếp theo kết quả nghiên cứu của năm trước, Tạp chí PLoS Biology đã cập nhật dữ liệu tới hết năm 2019 và công bố xếp hạng thông qua nghiên cứu “Updated science-wide author databases of standardized citation indicators” của Jeroen Baas và cộng sự.

Nghiên cứu không có sự thay đổi trong công cụ đo lường khi nhóm nghiên cứu vẫn xây dựng cơ sở dữ liệu của 100.000 nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất (từ nguồn dữ liệu của Scopus) và xếp hạng của họ dựa vào sáu chỉ số về trích dẫn: tổng số trích dẫn; chỉ số Hirsch h-index; chỉ số Schreiber hm-index; số trích dẫn cho các bài báo được đăng với tư cách là tác giả duy nhất (single author); số trích dẫn cho các bài báo là tác giả duy nhất hoặc tác giả đầu tiên (first author) và số trích dẫn cho các bài báo là tác giả duy nhất, đầu tiên hoặc cuối cùng (last author).

Cùng với đó, các nhà khoa học được phân chia vào 22 lĩnh vực khoa học và 176 lĩnh vực phụ (ngành/chuyên ngành).

Trong công bố của năm nay, đã có 22 nhà khoa học người Việt đang công tác tại Việt Nam lọt top 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2020.

Theo thứ tự trong bảng xếp hạng này, đứng đầu trong các nhà khoa học Việt Nam là GS. Nguyễn Đình Đức (ĐHQGHN) – xếp hạng 5798 thế giới; GS. Nguyễn Xuân Hùng (ĐH Công nghệ Tp. HCM) – xếp hạng 6996 và PGS. Lê Hoàng Sơn (ĐHQGHN) – xếp hạng 9261 thế giới.

Đây cũng là 3 người lọt vào top 10.000 nhà khoa học xuất sắc nhất của thế giới 2019.

Tiếp đến trong danh sách này là Bùi Diệu Tiên (ĐH Tôn Đức Thắng) -13.899, Hoàng Anh Tuấn (ĐH Giao thông TP Hồ Chí Minh) -16.694, Trần Phan Lam Sơn (ĐH Duy Tân) -22.075, Phạm Thái Bình (ĐH Duy Tân) -23.198, Trần Hải Nguyên (ĐH Duy Tân)-25.844, Phạm Viết Thanh (ĐH Tôn Đức Thắng) – 44.947, Nguyễn Thời Trung (ĐH Tôn Đức Thắng) -49.295,

Hoàng Đức Nhật (ĐH Duy Tân)- 50.345, Nguyễn Trung Kiên (ĐH Xây Dựng) -51.072, Nguyễn Thị Kim Oanh (ĐH Tôn Đức Thắng) – 62.494, Thái Hoàng Chiến (ĐH Tôn Đức Thắng) – 64.983, Võ Xuân Vinh (ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh) – 67.902;  Trần Ngọc Hân (ĐH Duy Tân)-73.924, Đinh Quang Hải (ĐH Tôn Đức Thắng) -79.737, Nguyễn Văn Hiếu (ĐH Phenikaa) – 82.061, Phạm Văn Hùng (ĐH Quốc tế, ĐHQG Hồ Chí Minh) – 85.932, Trần Đình Phong (ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội) 90.842 và Phan Thanh Sơn Nam (ĐH Công nghệ TP Hồ Chí Minh) – 92.886…

Đặc biệt, trong năm nay, có 2 nhà khoa học Việt Nam đang làm việc cơ hữu trong nước  đã lọt vào bảng xếp hạng danh giá nhất – 100.000 nhà khoa học được xếp hạng ảnh hưởng thế giới theo thành tựu trọn đời là GS Nguyễn Xuân Hùng (ĐH Công nghệ Tp. HCM)  và GS Nguyễn Đình Đức (ĐHQGHN).

Những kết quả đáng tự hào này khẳng định sự lớn mạnh và vị thế của các nhà khoa học Việt Nam được ghi nhận trong cộng đồng khoa học quốc tế. Và cũng là thành quả của sự đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học của Việt Nam trong những năm gần đây.

Hồng Hạnh – Dân trí