Trường Đại học Công nghệ tuyển sinh ngành Thiết kế công nghiệp và Đồ họa từ năm 2024

Ngày 23/02/2024, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký Quyết định số 501/QĐ-ĐHQGHN ban hành chương trình và giao nhiệm vụ cho Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tuyển sinh và đào tạo ngành thiết kế công nghiệp và đồ họa.

Đây là một ngành đào tạo mới, với mã ngành thuộc lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ, khác hẳn với các chương trình thiết kế công nghiệp hiện nay với mã ngành thuộc lĩnh vực Mỹ thuật như danh mục hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các trường khác đang đào tạo.

Ngành thiết kế công nghiệp và đồ họa sẽ được Trường Đại học Công nghệ tuyển sinh từ năm 2024, và với nguồn lực được huy động từ tất cả các khoa trong toàn trường.

Hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà tuyển dụng để hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo và đề án mở ngành Thiết kế công nghiệp và đồ họa bậc đại học diễn ra vào ngày 18/8/2023.

Chương trình đào tạo cử nhân với thời gian đào tạo là 4 năm. Chương trình đào tạo sẽ có 3 chuyên ngành là: Thiết kế Công nghiệp và Kỹ thuật; Thiết kế Kỹ thuật và Đồ họa; Thiết kế Mỹ thuật và Nội thất, đều là những chuyên ngành hot, có nhu cầu tuyển dụng cao trong các doanh nghiệp lớn ở trong nước, khu vực và quốc tế.

Bên cạnh mục tiêu đào tạo các nhà thiết kế, đồ họa, chương trình đặt ra mục tiêu đào tạo các công trình sư, tổng công trình sư, trên cơ sở các nền tảng kiến thức về STEM và thế mạnh của nhà trường về Toán học, Vật Lý, Công nghệ thông tin, Điện tử – Tự động hóa, Cơ học, Civil Engineering, Trí tuệ nhân tạo, và đương nhiên còn có cả kiến thức về kiến trúc, mỹ thuật và nghệ thuật.

Chương trình được chuẩn bị và thai nghén suốt từ 3 năm nay. Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức là người đề xuất, sáng lập và là Tổ trưởng Tổ xây dựng Đề án mở ngành và chương trình đào tạo của ngành này.

Bên cạnh đó, chương trình còn thu hút được sự tham gia tích cực của các giảng viên từ các đơn vị, các trường đại học trong và ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội, sự hỗ trợ, hợp tác và đồng hành của các doanh nghiệp và các tập đoàn công nghiệp lớn trong nước và quốc tế.

Ngành mới mở thêm nhiều cơ hội mới cho sự phát triển của nhà trường, không chỉ về tuyển sinh, quy mô, mà còn phát triển đội ngũ, các hướng nghiên cứu và ứng dụng, và đặc biệt là mở rộng quan hệ hợp tác, gắn kết nhà trường với các doanh nghiệp và các tập đoàn công nghiệp, và cũng mở thêm nhiều cơ hội nghề nghiệp cho thí sinh, đồng thời, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Chỉ tiêu và phương thức xét tuyển

Ngày hội Sinh viên nghiên cứu khoa học Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông năm 2024

   Ngày 11/3/2024, Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông đã được tổ chức tại Hội trường 212 nhà E3, là một trong những hoạt động thiết thực chào mừng ngày truyền thống của Khoa – ngày  thành lập Bộ môn Công nghệ Xây dựng Giao thông (28/03/2018), đơn vị tiền thân của Khoa.

Hội nghị vinh dự được đón GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng trường, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông, Chủ tịch Hội đồng xét giải thưởng dự chỉ đạo. Đồng hành với chương trình có sự tham gia Hội đồng đánh giá các công trình sinh viên nghiên cứu khoa học của PGS.TS Phạm Hoàng Anh – trường Đại học Xây dựng; TS. Nguyễn Ngọc Thắng – Trường Đại học Thuỷ Lợi; TS. Nguyễn Tiến Dũng – Đại học Việt Nhật, cùng có sự tham dự động viên, cổ vũ của các thầy cô giảng viên và sinh viên của khoa.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức đã gửi lời cảm ơn đến các sinh viên/ nhóm sinh viên đạt nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học để tham gia hội nghị cấp Khoa, đồng thời GS cũng cám ơn các thầy cô đã luôn nhiệt tình đồng hành hướng dẫn sinh viên trong quá trình nghiên cứu. GS nhấn mạnh: xây dựng niềm đam mê trong học tập, nghiên cứu là yêu cầu lớn nhất đối với sinh viên bên cạnh học tập kiến thức chuyên môn. Các thầy cô trong khoa có thành tích nghiên cứu khoa học tốt là một trong những đơn vị có công bố dẫn đầu toàn trường, GS kỳ vọng các thầy cô tiếp tục truyền lửa đam mê để có nhiều công trình sinh viên nghiên cứu khoa học hơn nữa.

Hội nghị đã có 07 công trình được trình bày với nội dung phong phú, đề tài hay, hàm lượng khoa học cao:

“Ảnh hưởng của hàm lượng phụ gia xỉ hạt lò cao đến cường độ mẫu CDM trộn trong phòng thí nghiệm cho đất sét yếu, khu vực thị xã Kinh Môn, Hải Dương” của sinh viên Lê Thị Thu Phương, Nguyễn Thị Hương K66XD1;

“Khảo sát độ võng ngắn hạn sàn bê tông cốt thép bằng phương pháp phần tử hữu hạn” của sinh viên Bùi Văn Đại, Nguyễn Trung Tuấn Anh K66XD2;

“Nghiên cứu dao động phi tuyến và tối ưu hóa tấm làm bằng vật liệu composite ba pha” của sinh viên Nguyễn Văn Duy K65H;

“Ứng dụng mô hình học máy dự đoán sức chịu tải dọc trục của cọc bê tông cốt thép đúc sẵn” của sinh viên Phạm Hồng Ngọc, Phạm Văn Tĩnh, Đinh Xuân Tài K65XD2;

“Nghiên cứu không gian công cộng định hướng không gian sáng tạo cho giới trẻ Hà Nội, thí điểm hồ điều hòa Mai Dịch” của sinh viên Trần Thu Thủy K66XD1 và Nguyễn Nhật Tân K67XD2;

“Mô phỏng số đánh giá hiệu ứng nhóm cọc và tương tác cọc trong đất” của sinh viên Tạ Hải Nam, Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Khánh Toàn K66XD2;

“Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số hình học hố móng tới đường hầm TBM hiện hữu khi thi công hố đào phía trên bằng phương pháp phần tử hữu hạn” của sinh viên Nguyễn Chí Chiều, Nông Đức Quân K65XD1 và Bùi Văn Trường K64XD.

Sau một ngày làm việc, Hội đồng đã đánh giá rất cao kết quả nghiên cứu của các nhóm sinh viên và đã xếp hạng 02 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba, Ban lãnh đạo Khoa thống nhất cử 04 công trình tham gia hội nghị sinh viên cấp trường gồm:

  1. Công trình: Ảnh hưởng của hàm lượng phụ gia xỉ hạt lò cao đến cường độ mẫu CDM trộn trong phòng thí nghiệm cho đất sét yếu, khu vực thị xã Kinh Môn, Hải Dương.
  2. Công trình: Nghiên cứu dao động phi tuyến và tối ưu hóa tấm làm bằng vật liệu composite ba pha.
  3. Công trình: Ứng dụng mô hình học máy dự đoán sức chịu tải dọc trục của cọc bê tông cốt thép đúc sẵn.
  4. Công trình: Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số hình học hố móng tới đường hầm TBM hiện hữu khi thi công hố đào phía trên bằng phương pháp phần tử hữu hạn.

Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học đã thực sự trở thành sân chơi bổ ích, là điểm đến hun đúc niềm đam mê nghiên cứu của sinh viên trong khoa, các nghiên cứu khoa học của sinh viên đã bắt nhịp với những hướng nghiên cứu hiện đại của ngành. Xin được trân trọng cảm ơn các em sinh viên đã nỗ lực phấn đấu, cảm ơn các thầy cô đã tận tâm hướng dẫn chỉ bảo và luôn đồng hành cùng khoa trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Một số hình ảnh các nhóm sinh viên thuyết trình kết quả nghiên cứu bằng slide tóm tắt báo cáo tại hội nghị.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Trường Đai học Công nghệ là 1 trong 14 nhà khoa học Việt Nam xuất sắc có tên trong bảng xếp hạng thế giới năm 2023

Việt Nam có 14 nhà khoa học được xướng danh trong bảng xếp hạng thế giới năm 2023, tăng 3 người so với năm ngoái. Website Research.com ngày 1/9 công bố kết quả xếp hạng các nhà khoa học thế giới có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học trong năm 2023.

Việt Nam có 14 nhà khoa học được xướng danh trong bảng xếp hạng thế giới, tăng 3 người so với năm ngoái.

Trong 24 lĩnh vực của Research.com, 14 nhà khoa học Việt Nam đang làm việc trong nước được ghi nhận ở 6 lĩnh vực gồm: Kỹ thuật Công nghệ, Khoa học Máy Tính, Khoa học Môi trường, Khoa học Vật Liệu, Cơ khí và Kỹ thuật Hàng không Vũ trụ, Y học cộng đồng.

GS Nguyễn Đình Đức – Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội 

Cụ thể, lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ, có một người Việt Nam, là GS Nguyễn Đình Đức – Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong lĩnh vực này, lấy địa chỉ Việt Nam còn có 2 người nước ngoài và đều lấy địa chỉ là Đại học Duy Tân (ĐH).

Khoa học Môi trường, năm nay Việt Nam có 3 người, tăng một người so với năm ngoái, là GS Phạm Hùng Việt, PGS Từ Bình Minh của Đại học Quốc gia Hà Nội và TS Trần Nguyễn Hải của Trường ĐH Duy Tân.

Khoa học Máy tính, năm nay có 3 người, trong đó có 2 người Việt Nam là PGS Lê Hoàng Sơn – ĐH Quốc gia Hà Nội và TS Hoàng Nhật Đức – Trường ĐH Duy Tân, tăng một người so với năm ngoái.

                   Các nhà khoa học Trần Xuân Bách, Lê Hoàng Sơn và Phùng Văn Phúc – từ trái qua 

Khoa học Vật liệu, có GS Nguyễn Văn Hiếu của Trường ĐH Phenikaa.

Research.com phân chia thành 24 lĩnh vực để xếp hạng, đó là: Animail Science and Veterinary; Biology and Biochemistry; Business and Maanagement; Chemistry; Computer Science; Earth Science; Ecology and Evolution; Economics and Finance; Electronics and Electrical Engineering; Engineering and Technology; Environmental Sciences; Genetics and Molecular Biology; Immunology; Law and Political Science; Mathematics; Mechanical and Aerospace Engineering; Medicine; Microbiology and Neuroscience.

Lĩnh vực Cơ khí và Kỹ thuật hàng không vũ trụ: Việt Nam có 5 người, tăng một người so với năm ngoái, trong đó Trường ĐH Công nghệ TPHCM có 2 người là GS Nguyễn Xuân Hùng và PGS Phùng Văn Phúc; PGS Thái Hoàng Chiến – Trường ĐH Tôn Đức Thắng; PGS Nguyễn Thời Trung – Trường ĐH Văn Lang, PGS Bùi Quốc Tính – Trường ĐH Duy Tân.

Ngoài ra còn có 2 người nước ngoài nhưng lấy tên địa chỉ Trường ĐH Tôn Đức Thắng, và Trường ĐH Duy Tân cũng có tên trong bảng xếp hạng tính cho Việt Nam.

Lĩnh vực Y học cộng đồng và khoa học xã hội có tên PGS Trần Xuân Bách – Trường ĐH Y Hà Nội và GS Hoàng văn Minh – Trường ĐH Y tế Công cộng.

Trong số này, ĐH Quốc gia Hà Nội dẫn đầu với 4 nhà khoa học được thế giới xếp hạng trong cả 3 lĩnh vực: Kỹ thuật Công nghệ, Khoa học Môi trường, Khoa học máy tính.

Phương pháp xếp hạng của Research.com, hệ thống đánh giá dựa trên chỉ số D-index của nhà khoa học, đây là chỉ số H-index và số bài báo theo lĩnh vực của các nhà khoa học trên hệ thống cơ sở dữ liệu của IEEE, ACL, Springer, AAAI, USENIX, Elsevier, ACM và LIPIcs.

Trong đó, với đợt xếp hạng lần này, website Research.com đã xem xét dữ liệu của 166,880 nhà khoa học có năng suất công bố và trích dẫn hàng đầu thế giới.

Hội thảo “Tính toán và nghiên cứu ứng dụng vật liệu composite tiên tiến phục vụ phát triển kinh tế biển”

Từ ngày 07/07-09/07/2023, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp với Trường Đại học Nha Trang tổ chức Hội thảo “Tính toán và nghiên cứu ứng dụng vật liệu composite tiên tiến phục vụ phát triển kinh tế biển”, tại TP. Nha Trang.

Về phía Trường ĐH Công nghệ, có GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường; GS. TS. Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Nhà trường đã tham gia và chỉ đạo hội thảo cùng các giảng viên Khoa Công nghệ xây dựng – giao thông.

Với mục đích hướng tới việc đưa những ứng dụng của nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, phát triển kinh tế biển, Khoa Công nghệ xây dựng – giao thông (Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN) đã phối hợp với Viện Nghiên cứu chế tạo tàu thủy, Trường ĐH Nha Trang đồng tổ chức thành công hội thảo “Tính toán và nghiên cứu ứng dụng vật liệu composite tiên tiến phục vụ phát triển kinh tế biển” tại TP NhaTrang, Khánh Hoà.

Trong khuôn khổ hội thảo, những nội dung hợp tác nghiên cứu thiết thực đã được các nhà khoa học từ hai phía thảo luận sôi nổi. GS. TSKH. Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Công nghệ đã chia sẻ các hướng nghiên cứu về vật liệu và kết cấu tiên tiến phục vụ phát triển kinh tế biển như vật liệu composite có cấu trúc không gian; vật liệu nano composite; ứng dụng trí tuệ nhân tạo, các vật liệu mới tiên tiến phục vụ đóng tàu, phát triển năng lượng mới và xây dựng các công trình trên biển, hải đảo. Bên cạnh đó, TS. Trần Quốc Quân – giảng viên Khoa Công nghệ xây dựng – giao thông đã trình bày về tính chất và ứng xử cơ học của vật liệu composite ba pha.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Công nghệ đã chia sẻ các hướng nghiên cứu về vật liệu và kết cấu tiên tiến phục vụ phát triển kinh tế biển

Đại diện Khoa Kỹ thuật giao thông (Trường ĐH Nha Trang), PGS. TS. Huỳnh Văn Vũ – Chủ nhiệm Khoa đã trình bày những nghiên cứu về lựa chọn kiểu kết cấu khung lồng nuôi thủy sản trên biển bằng vật liệu composite và TS. Đỗ Văn Tá chia sẻ phương pháp chế tạo các bề mặt composite siêu kỵ nước sử dụng polydimethyl siloxane và các hạt nano silica. Ngoài ra, ThS. Huỳnh Tấn Đạt – Trưởng phòng thiết kế (Viện Nghiên cứu chế tạo tàu thủy) trình bày báo cáo về những thành tựu của Viện trong thiết kế, chế tạo tàu khách cao tốc bằng composite; TS. Phạm Văn Thu – Phó Viện trưởng trình bày những kết quả nghiên cứu, tính toán sự ổn định của tấm Sandwich dùng trong chế tạo kết cấu tàu thủy.

Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ và TS. Đinh Đức Tiến – Viện Trưởng Viện nghiên cứu chế tạo tàu thủy đã đánh giá cao thành công của Hội thảo, cũng như những cơ hội mới hợp tác sâu rộng trong nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao khoa học và công nghệ, đào tạo giữa Trường ĐH Công nghệ và Trường ĐH Nha Trang.

Qua hội thảo này, GS.TS Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ khẳng định sự đồng hành và ủng hộ mạnh mẽ của nhà trường trong việc tiên phong triển khai các hướng nghiên cứu tiên tiến, mũi nhọn ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế biển. Trong những năm qua, nhiều lĩnh vực của nhà trường đã vươn lên xếp hạng trong top 400-600 của thế giới, trong đó có lĩnh vực Cơ kỹ thuật (top 400-500), Điện – Điện tử (top 400-500) và Khoa học máy tính (top 500-600). Đặc biệt lĩnh vực Kỹ thuật – Công nghệ đã vươn lên xếp hạng 386 thế giới trong bảng xếp hạng QS năm 2022.

GS.TS. Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ phát biểu tại hội thảo

Hội thảo “Tính toán và nghiên cứu ứng dụng vật liệu composite tiên tiến phục vụ phát triển kinh tế biển” thành công tốt đẹp, mở ra những cơ hội hợp tác mới cho Trường Đại học Công nghệ với các trường đại học và các doanh nghiệp trong việc gắn kết đào tạo và nghiên cứu với thực tiễn, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển kinh tế biển và hải đảo.

(UET-News)

Những nhà khoa học Việt được vinh danh trên thế giới năm 2022

Các giải thưởng thế giới ghi danh tên tuổi nhà khoa học Việt Nam vì nghiên cứu có tầm ảnh hưởng, được trích dẫn nhiều và đóng góp trong lĩnh vực họ đang theo đuổi.

35 người Việt vào top nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới

Năm 2022 số nhà khoa học Việt trong lọt danh sách “100.000 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng” là 35, tăng 6 người so với năm trước đó. Họ được lựa chọn dựa trên nhiều chỉ số, trong đó có tổng số trích dẫn nghiên cứu. Bảng xếp hạng được đưa ra bởi nhóm nhà khoa học của GS John P.A. Ioannidis thuộc Đại học Stanford (Mỹ), được xây dựng trên căn cứ khai thác cơ sở dữ liệu Scopus.

Trong top 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới, Việt Nam có 2 nhà khoa học là PGS.TS Lê Hoàng Sơn và GS.TSKH Nguyễn Đình Đức (Đại học Quốc gia Hà Nội). Hai người này đều lọt vào top 4 năm liên tiếp 2019, 2020, 2021 và 2022. Trong 3 năm liên tiếp, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức lọp top 100 thế giới – và năm 2022 GS Đức đứng thứ 94 thế giới trong lĩnh vực Engineering.

GS Nguyễn Đình Đức là một trong số các nhà khoa học Việt có nhiều năm liên tiếp lọt top nhà khoa học hàng đầu thế giới. Trong 3 năm liên tiếp, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức lọp top 100 thế giới – và năm 2022 GS Đức đứng thứ 94 thế giới trong lĩnh vực Engineering. Ảnh:VNU

Danh sách năm nay có thêm nhiều gương mặt mới, như PGS. TS Trần Quang Trung (Đại học Quốc gia TP HCM, xếp hạng 47.614), TS Đào Văn Dương (Đại học Phenikaa, xếp hạng 61.711), TS Vương Quân Hoàng (Đại học Phenikaa, xếp hạng 61.452), TS Chu Đình Tới (Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, xếp hạng 66.906).

Ba nhà khoa học vinh danh “ngôi sao khoa học đang lên xuất sắc thế giới”

Tháng 11/2022 Website Research.com, cổng thông tin điện tử uy tín dành cho các nhà khoa học thế giới đã công bố kết quả xếp hạng các nhà khoa học có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học.

Trong danh sách “Rising Star”, dành cho nhà khoa học có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học có tên PGS Trần Xuân Bách, PGS.TS Lê Hoàng Sơn và TS Phùng Văn Phúc. Đây là lần đầu tiên bảng xếp hạng “Best Rising Stars of Science in the World” được công bố.

PGS Trần Xuân Bách, PGS Lê Hoàng Sơn và TS Phùng Văn Phúc (từ trái qua) là 3 gương mặt Việt được vinh danh. Ảnh: NVCC

Trong đó, PGS Trần Xuân Bách, Đại học Y Hà Nội, là nhà khoa học của Việt Nam duy nhất có mặt trong top 10 nhà khoa học đầu bảng (xếp hạng 3), lĩnh vực Y học cộng đồng. Trần Xuân Bách trở thành Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam ở tuổi 32 năm 2016. Ông có hơn 300 bài báo trên các tạp chí quốc tế được đánh giá cao về khoa học sức khỏe toàn cầu.

PGS.TS Lê Hoàng Sơn, Đại học Quốc gia Hà Nội, xếp hạng 190, được biết đến là nhà khoa học trẻ tài năng lĩnh vực khoa học máy tính với những công trình nghiên cứu ứng dụng cao, được các công ty công nghệ trong và ngoài nước đón nhận. Nhiều nghiên cứu ứng dụng thực tế như hệ thống 3D GIS trong thiết kế hạ tầng mạng viễn thông, xây dựng ứng dụng hiến máu trên Android, ứng dụng quản lí địa chính… Đặc biệt, có đến hơn nửa công trình nghiên cứu của ông được ứng dụng ở các nước đi đầu về khoa học công nghệ như Mỹ, Italy, Đức… PGS Sơn công bố hơn 180 công trình, bài báo trên các tạp chí nước ngoài trong danh mục ISI. Ông còn là gương mặt lọt vào top 10.000 nhà khoa học xuất sắc của thế giới trong 4 năm liên tiếp 2019, 2020, 2021, 2022.

TS Phùng Văn Phúc, Đại học Công nghệ TP HCM, xếp hạng 958, lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí và Hàng không vũ trụ. PGS Phúc là nhà khoa học Việt quen thuộc trong các bảng xếp hạng thế giới, ông có 4 năm liền vào danh sách 100.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới.

Nhà khoa học trẻ tài năng thế giới được UNESCO vinh danh

PGS.TS Hồ Thị Thanh Vân (42 tuổi) cùng với 14 nhà khoa học nữ trẻ xuất sắc đại diện cho 5 châu lục được nhận giải thưởng Nhà khoa học trẻ tài năng thế giới năm 2022. Giải thưởng danh giá này nằm trong khuôn khổ chương trình Vì sự phát triển của phụ nữ trong khoa học, do Quỹ L’Oréal và UNESCO khởi xướng, vinh danh các nhà khoa học nữ trong các lĩnh vực Khoa học sự sống, môi trường, vật lý, toán học và khoa học máy tính.

PGS Vân có những đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực pin nhiên liệu. Công trình của PGS Vân đã thay thế bạch kim trong pin nhiên liệu, giúp giảm giá thành mà pin có độ bền cao hơn. Nghiên cứu được đánh giá là giúp tối ưu hóa hoạt động của pin nhiên liệu để cải thiện hiệu suất và cho phép sản xuất năng lượng hydro bền vững, tránh việc đốt nhiên liệu hóa thạch và giảm lượng khí thải carbon.

Chị công bố 90 bài báo trên các tạp chí trong và ngoài nước, đạt nhiều giải thưởng khoa học công nghệ quốc gia và quốc tế uy tín. Năm 2019, PGS Vân được nhận giải Nhà khoa học nữ xuất sắc Việt Nam 2019. Năm 2020, chị lọt vào top 23/100 nhà khoa học tiêu biểu Châu Á do tạp chí Asian Scientist bình chọn. Hiện chị đảm nhiệm vị trí giảng viên, Trưởng phòng khoa học công nghệ và Quan hệ đối ngoại, Đại học Tài nguyên và môi trường TP HCM.

Người Việt duy nhất nhận Giải thưởng Hiệp hội Hàng không Hoàng gia Anh

TS Nguyễn Huyền Đức (27 tuổi), Đại học Bristol (Anh), là một trong 10 nhân vật được vinh danh ở hạng mục Young Persons’ Achievement Award – giải thưởng thành tựu dành cho gương mặt trẻ – có đóng góp đặc biệt trong lĩnh vực hàng không vũ trụ 2022. TS Đức là người Việt duy nhất được vinh danh trong danh sách này.

TS Nguyễn Huyền Đức. Ảnh:Đại học Bristol

TS Đức nhận bằng MEng (bằng kỹ thuật) năm 2019 và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ kỹ thuật hàng không vũ trụ tại Đại học Bristol hồi năm 2021. Anh tiếp tục đảm nhiệm vai trò nghiên cứu, giảng dạy tại trường cho đến nay và công bố 8 bài báo trên tạp chí khoa học thuộc nhóm Q1 (đều là tác giả đứng đầu) và 10 báo cáo hội nghị.

Hướng nghiên cứu chính của TS Đức là động lực học máy bay và điều khiển tự động trong sản xuất vật liệu tổng hợp sử dụng trong ngành hàng không vũ trụ. Anh đặc biệt quan tâm đến phương pháp phân nhánh và ứng dụng hệ thống động lực giải quyết các vấn đề hàng không vũ trụ.

Giáo sư Việt được Hiệp hội Hoá học Hàng gia Anh vinh danh

GS Nguyễn Thị Kim Thanh. Ảnh:RSC

GS Nguyễn Thị Kim Thanh, Đại học College London (UCL) là một trong ba nhà khoa học giành giải thưởng Interdisciplinary Prize 2022, ghi nhận những đóng góp xuất sắc trong nghiên cứu và đổi mới sáng tạo. Bà có những đóng góp liên ngành trong nghiên cứu cơ bản về tổng hợp hóa học, vật liệu nano từ tính và plasmonic cho các ứng dụng y sinh. Những nghiên cứu này có thể mang lại lợi ích trực tiếp trong nâng cao tuổi thọ của bệnh nhân ung thư.

GS Kim Thanh tốt nghiệp chuyên ngành hóa học tại ĐHQG Hà Nội năm 1992. Bà được bổ nhiệm làm giáo sư tại Đại học College London (UCL) từ năm 2013 và dẫn đầu nhóm nghiên cứu liên ngành tiên tiến về thiết kế và tổng hợp vật liệu nano cho ứng dụng y sinh. Năm 2019, GS Thanh nhận huy chương Rosalind Franklin cho những thành tựu có tầm ảnh hưởng lớn về nghiên cứu ứng dụng vật liệu nano trong y sinh.

Như Quỳnh

SINH VIÊN BỘ MÔN CÔNG NGHỆ – KỸ THUẬT XÂY DỰNG – GIAO THÔNG ĐẠT GIẢI NHẤT SINH VIÊN NCKH TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ NĂM 2022

Ngày 06/5/2022 đã diễn ra Hội nghị sinh viên NCKH trường ĐH Công nghệ năm 2022. Có 24 công trình của sinh viên các khoa trong toàn trường lọt vào vòng chung kết.
Năm nay, sinh viên ngành xây dựng đã đạt giải nhất sinh viên NCKH, 01 giải nhì:
1- Giải nhất: Đề tài “Nghiên cứu hệ số cố kết đứng và ngang của đất sét từ thí nghiệm cố kết trong phòng và mô phỏng số”. Sinh viên Nguyễn Công Kiên.
2- Giải nhì: “Phân tích tần số dao động trong kết cấu nhà nhiều tầng Bê tông cốt thép”. Sinh viên Cao Thị Phương Anh và Trần Văn Huynh.
Những đề tài được giải đều bám sát những vấn đề nóng, thiết thực trong kỹ thuật xây dựng, được thực hiện công phu, khoa học và nghiêm túc, rất bài bản.
Sau 5 năm thành lập, Bộ môn đã không ngừng lớn mạnh và phát triển. Đến nay, quy mô đào tạo của Bộ môn đã đạt khoảng 500 sinh viên, và đã hoàn chỉnh các bậc đào tạo từ kỹ sư đến thạc sỹ, tiến sỹ.
Chúc mừng thành tích tuyệt vời của các em sinh viên, các thầy hướng dẫn và Bộ môn !
Có thể là hình ảnh về 6 người, mọi người đang đứng, mọi người đang ngồi và trong nhà
Có thể là hình ảnh về 4 người, mọi người đang đứng, trong nhà và văn bản cho biết 'HỌC QUỐC GIAH NỘI TRƯỜNG ĐAI ĐẠIHỌC CÃNG NGHỆ SAMSUNG'
Có thể là hình ảnh về 9 người, mọi người đang đứng và trong nhà

THÔNG TIN TUYỂN SINH BẬC THẠC SĨ VÀ TIẾN SĨ NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG ĐỢT 1 NĂM 2022

Vào tháng 3/2022, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã ban hành chương trình đào tạo bậc thạc sĩ và tiến sĩ ngành Kỹ thuật xây dựng và giao nhiệm vụ đào tạo 02 chương trình đào tạo này cho Trường Đại học Công nghệ (ĐHCN).

Phương thức tuyển sinh của chương trình đào tạo thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng đã được đổi mới theo phương thức xét tuyển (xét hồ sơ và phỏng vấn chuyên môn). Phương thức tuyển sinh của chương trình đào tạo tiến sĩ Kỹ thuật xây dựng theo phương thức xét tuyển (đánh giá hồ sơ chuyên môn). Thông tin tuyển sinh đợt 1 năm 2022 cụ thể như sau:

1. Đào tạo Thạc sĩ

  • Chuyên ngành tuyển sinh:
STT Khoa Ngành Phương thức tuyển sinh
1. Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông Kĩ thuật xây dựng (Bao gồm 2 chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng và Quản lý đô thị và công trình) Xét tuyển (Xét hồ sơ và phỏng vấn chuyên môn
  • Đăng ký dự thi:

–  Các bước đăng ký:

Bước 1: Đăng ký trực tuyến trên phần mềm tại địa chỉ http://tssdh.vnu.edu.vn

Bước 2: Trường ĐHCN xác nhận thông tin hồ sơ xét tuyển với thí sinh

Bước 3: Thí sinh nộp lệ phí xét tuyển và Trường ĐHCN xác nhận hồ sơ đủ điều kiện xét tuyển

– Thời gian đăng kí: từ 8h00 ngày 15/04/2022 đến 17h00 ngày 29/05/2022.

  • Lịch xét tuyển thẳng và xét tuyển31/05/2022
  • Các thông tin khác: về điều kiện dự thi, điều kiện xét tuyển thẳng, miễn thi ngoại ngữ, đối tượng và chính sách ưu tiên, lệ phí xét tuyển,… có chi tiết tại  https://uet.vnu.edu.vn/28508/

2. Đào tạo Tiến sĩ

  • Chuyên ngành tuyển sinh:
STT Khoa Chuyên ngành
1. Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông Kĩ thuật xây dựng
  • Đăng ký dự thi:

– Các bước đăng ký:

Bước 1: Đăng ký trực tuyến trên phần mềm tại địa chỉ http://tssdh.vnu.edu.vn

Bước 2: Thí sinh nộp hồ sơ bản cứng cho Nhà trường và nộp lệ phí dự thi

Bước 3: Trường ĐHCN xác nhận hồ sơ đủ điều kiện dự thi

– Thời gian đăng kí: từ 8h00 ngày 15/04/2022 đến 17h00 ngày 29/05/2022.

– Thí sinh nộp bản cứng tại Phòng Đào tạo, Trường ĐHCN (P.107-E3) từ ngày từ 8h00 ngày 15/04/2022 đến 17h00 ngày 29/05/2022 (không tính ngày nghỉ).

  • Phương thức tuyển sinh, các mốc thời gian:

– Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển (đánh giá hồ sơ chuyên môn).

– Thời gian đánh giá hồ sơ chuyên môn: 31/05/2022.

Địa chỉ liên hệ

Phòng Đào tạo, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội

Phòng 105-E3, 144 Đường Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (024) 3754 7810

Email: daotaosdh_dhcn@vnu.edu.vn

Website: https://uet.vnu.edu.vn  mục Tuyển sinh.

https://www.facebook.com/tuyensinh.saudaihoc.dhcn

TRẢI NGHIỆM – HỌC TẬP – CÔNG TÁC CÙNG VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐÈO CẢ

Vừa qua vào ngày 18/3 – 20/3, GS. TSKH Nguyễn Đình Đức (chủ nhiệm Bộ môn) cùng với giảng viên, nghiên cứu sinh, sinh viên Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông đã có chuyến đi trải nghiệm thực tế cùng với Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả tại Bình Định – Quy Nhơn.
Chuyến đi lần này với hai mục đích chính bao gồm:
Ngày đầu tiên tham quan những công trình tiêu biểu đã làm nên tên tuổi của Tập đoàn Đèo Cả bao gồm các hầm vượt qua núi: hầm Cù Mông, Đèo Cả, Cổ Mã… Ngoài ra đoàn sinh viên của Bộ môn còn có cơ hội thăm quan phòng giám sát trung tâm của từng hầm từ cách vận hành đến khắc phục sự cố nếu có tai nạn xảy ra bất ngờ trong hầm…
Trong ngày thứ hai Bộ môn được mời tham dự tọa đàm Phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn. Từ những phát biểu trao đổi, tích cực của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cùng với giảng viên của BM đã xây dựng được hình ảnh một Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông tuy còn non trẻ nhưng đã khẳng định được vị thế trong khối Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung và trong khối trường Đại học chuyên ngành về Xây dựng nói riêng.
Đây là một chuyến đi trải nghiệm thực tế ý nghĩa và mang lại nhiều bài học bổ ích qua chuyến đi Bộ môn cũng đã có cơ hội gặp gỡ giao lưu, học hỏi và kết nối với các sinh viên trường bạn, các cán bộ công nhân viên của Tập đoàn. Hy vọng trong tương lai Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông còn nhiều chuyến đi thiết thực hơn thế nữa.
Một số hình ảnh thực tế.
Có thể là tác phẩm nghệ thuật về 7 người, mọi người đang đứng và trong nhà
Có thể là hình ảnh về 7 người, mọi người đang đứng và văn bản cho biết 'BN LCA GROUP Nghĩ khác iệt, tạo cách biệt TỌA ĐÀM LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Bình Định, ngày 19/3/2022 후 HCMUTE ഗT'
Có thể là hình ảnh về 12 người, mọi người đang đứng và trong nhà
Có thể là hình ảnh về 2 người, mọi người đang đứng và trong nhà
Có thể là hình ảnh về 6 người, mọi người đang đứng và đường
Có thể là hình ảnh về 5 người, mọi người đang đứng và trong nhà

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Dấn thân để mở đường

Giao tiếp hằng ngày, GS Nguyễn Đình Đức trong cảm nhận của nhiều sinh viên và đồng nghiệp là người sắc sảo. Nhưng trong nghiên cứu, Giáo sư như “thoát xác” để được trở về đúng với bản ngã của mình.

Cảm ơn cuộc đời đã run rủi

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban đào tạo, Đại học (ĐH) Quốc gia Hà Nội là một trong số những nhà khoa học tôi tiếp xúc và làm việc từ những ngày mới vào nghề và cũng đã chứng kiến không ít lần ông “xù lông xù cánh”. Mới đây nhất chính là việc Bộ GD&ĐT ban hành quy chế đào tạo tiến sĩ.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Dấn thân để mở đường ảnh 1
GS Nguyễn Đình Đức (người mặc áo xanh) cùng các sinh viên

Là người tham gia góp ý các lần dự thảo, GS Nguyễn Đình Đức cảm thấy sốc khi văn bản chính thức lại “hạ chuẩn” đào tạo tiến sĩ. Không nể nang hay chờ Bộ thanh minh, GS Đức “vỗ” thẳng: “So với Quy chế cũ, chuẩn đầu ra của Quy chế đào tạo tiến sĩ mới là bước thụt lùi quay trở về như quy chế tiến sĩ cách đây hơn 20 năm về trước”.

Rồi đến chuyện 30 điểm vẫn trượt ĐH, trong khi Bộ GD&ĐT ra sức giải thích các lý do thì ông chỉ nói ngắn gọn: 30 điểm trượt ĐH là bình thường. Bởi ông nhìn thẳng vào những con số, nhìn thẳng vào bản chất để đưa ra mệnh đề kết luận mà không cần phải vòng vo. Chuyện này cũng không phải lần đầu, hơn nữa, ngay tại trường thành viên của ĐH Quốc gia Hà Nội, nơi ông trực tiếp quản lý về mặt đào tạo, điểm chuẩn năm 2020, 2021 có ngành 30 điểm.

Tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên gặp GS Nguyễn Đình Đức tại tòa nhà E3, ĐH Quốc gia Hà Nội. Khác với những phát ngôn gây sốc khiến thiên hạ rối bời, gay gắt tranh luận, ở đây ông hồ hởi nói về những học trò được ông “kèm” sát, bồi dưỡng từ khi còn học ĐH lên đến nghiên cứu sinh.

Đầu những năm 2010, tiến sĩ trong nước có bài báo quốc tế là một kỳ tích, còn học trò của GS Đức vừa chân ướt chân ráo từ ĐH tuyển thẳng lên làm nghiên cứu sinh đã có vài bài. GS tự hào lắm nên rối rít khoe như trẻ thơ nhận được quà mẹ về chợ.

Nhưng lúc đó, ĐH Quốc gia chưa có nhiều phòng lab, phòng thí nghiệm như bây giờ, ông đành khoe những bản vẽ mới nghiên cứu ra, khoe những chiếc máy tính được cho là hiện đại của ĐH Quốc gia Hà Nội nhưng dường như đã quá lạc hậu so với thế giới.

Nhìn GS Nguyễn Đình Đức như một bà mẹ xòe đôi cánh để khoe đàn con, đứa nào cũng như công, như phượng, nào là Hoàng Văn Tùng, Trần Quốc Quân, Phạm Hồng Công, Phạm Toàn Thắng, Vũ Thị Thùy Anh, Vũ Đình Luật, Nguyễn Trọng Đạo, Hoàng Văn Tắc, Vũ Đình Quang, Vũ Minh Anh, Phạm Đình Nguyện. Trong số này, tôi ấn tượng với Phạm Hồng Công, một tiến sĩ made in Việt Nam với 33 bài báo khoa học.

Nói về chặng đường đã gắn bó gần nửa thế kỷ với ngành giáo dục, đến nay cảm xúc của GS Nguyễn Đình Đức tuôn trào: “Cảm ơn cuộc đời đã run rủi để đến ngày hôm nay tôi trở thành nhà giáo, nhà khoa học; hạnh phúc và tự hào về điều đó”.

Đỗ đầu kỳ thi tuyển nghiên cứu sinh của Bộ ĐH (Bộ GD&ĐT ngày nay), GS Nguyễn Đình Đức được cử sang làm luận án tiến sĩ tại trường ĐH Tổng hợp Quốc gia Matxcơva mang tên Lômônôxốp (MGU). Tại đây, ông đã bảo vệ thành công xuất sắc Luận án tiến sĩ toán lý về các tiêu chuẩn bền mới cho vật liệu composite khi mới 27 tuổi. Đây cũng là hạnh phúc lớn nhất mà ông nhận được khi đóng góp vào sự phát triển của khoa học và góp phần đưa trường phái vật liệu và kết cấu composite tiên tiến của Việt Nam đến cộng đồng khoa học quốc tế.

GS Nguyễn Đình Đức chia sẻ đã dấn thân vào con đường khoa học, không ai nghĩ mục đích là để xếp hạng. Những kết quả đánh giá xếp hạng nhà khoa học của thế giới với cá nhân ông trong thời gian qua không phải là ngẫu nhiên hay gặp may, mà là sự ghi nhận khách quan những đóng góp và kết quả làm việc miệt mài và bền bỉ trong suốt gần 40 năm qua và nhóm nghiên cứu.

“Đằng sau mỗi thành công của nhà khoa học là cả một quá trình nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo, nhiều khi phải chấp nhận cả thiệt thòi và hy sinh. Có thể khẳng định trong khoa học chân chính, không có thành công đích thực nào là đến một cách dễ dàng, không phải vượt qua khó khăn, thử thách”, GS Nguyễn Đình Đức chia sẻ

Không thể mãi “liệu cơm gắp mắm”

Không quá băn khoăn về những gì đang được xã hội đặt ra liên quan đến bài báo khoa học, liên quan đến xếp hạng, GS Nguyễn Đình Đức luôn xác định mục tiêu của mình trong thời gian tới đó là hướng đến những người trẻ. Thế hệ ông sắp trở thành lịch sử để nhường chỗ cho thế hệ trẻ khẳng định bản thân. Thẳng tính, luôn quyết liệt đến cùng để bảo vệ quan điểm khoa khoa học, GS Nguyễn Đình Đức cho biết rất vui khi vừa qua ĐH Quốc gia Hà Nội đã có chính sách hỗ trợ nghiên cứu sinh làm tiến sĩ.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Dấn thân để mở đường ảnh 2
GS Nguyễn Đình Đức cảm ơn những run rủi của cuộc đời đã đưa ông đến với nghề giáo, nhà nghiên cứu

Với kinh nghiệm của người đi trước, GS Nguyễn Đình Đức cho rằng điều mà trí thức trẻ cần là môi trường làm việc, điều kiện nghiên cứu tốt, được tuyệt đối tin tưởng và trọng dụng. Mạnh dạn giao phó những việc lớn, việc khó để thử thách thì tuổi trẻ càng có điều kiện để cống hiến và phát huy. Nhưng khoảng trống mà người trẻ đang thiếu đó chính là sự bền bỉ và kiên trì.

Ngày nay, trí thức trẻ hầu như đều được đào tạo rất bài bản, rất năng động; nắm bắt và thích ứng nhanh với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật; dám nghĩ dám làm, có khả năng hội nhập cao, khát khao đổi mới và có đầy đủ kiến thức và sức trẻ; nhiệt huyết để cống hiến, sáng tạo và tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế. Lợi thế này những người thuộc thế hệ như GS Nguyễn Đình Đức không có được. Vì vậy, họ có nhiều thuận lợi hơn.

Để thúc đẩy giới trẻ tham gia nghiên cứu khoa học, người thầy phải là tấm gương say mê khoa học. Người thầy phải dìu dắt, truyền cảm hứng và thắp lên ngọn lửa đam mê khoa học, đam mê sáng tạo cho các học trò. Rất nhiều đêm, các phòng lab của ĐH Quốc gia Hà Nội luôn sáng đèn khi nhóm học trò của GS Nguyễn Đình Đức đang trăn trở với những nghiên cứu, những phát hiện mới.

Nói thì vậy, nhưng GS Nguyễn Đình Đức cũng nhìn nhận khó khăn trước mắt đối với các nhà khoa học Việt Nam đó là kinh phí. Hiện nay, vẫn đang phải quen với cái khó “liệu cơm gắp mắm” khi làm nghiên cứu.

GS Nguyễn Đình Đức tin nếu được quan tâm đầu tư hơn, có cơ chế chính sách tốt, minh bạch và trọng dụng nhân tài, hội nhập với trình độ và chuẩn mực quốc tế, dám đi vào những lĩnh vực mũi nhọn, thì khoa học công nghệ của Việt Nam sẽ cất cánh và sẽ thực sự sẽ trở thành động lực cho sự phát triển đột phá của đất nước.

“Tôi tin tưởng và mong các nhà khoa học trẻ tiếp nối thế hệ cha anh, luôn nỗ lực, cần cù bền bỉ, học hành siêng năng, nghiên cứu thực chất, rèn đức luyện tài, làm việc gì cũng đến nơi đến chốn; có ý chí và dám đương đầu vượt qua những khó khăn thách thức; gắn học với hành, gắn nghiên cứu với thực tiễn và phải hội nhập được, sánh vai với các bạn bè đồng nghiệp quốc tế”, GS Nguyễn Đình Đức vừa nói vừa tràn đầy hy vọng.

GS Nguyễn Đình Đức đã công bố trên 300 công trình khoa học, trong đó có 200 bài trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín. Trong 3 năm liên tiếp 2019, 2020, 2021 ông lọt vào top 100.000 nhà nghiên cứu có chỉ số trích dẫn khoa học ảnh hưởng hàng đầu thế giới theo cơ sở dữ liệu Scopus. Năm 2021, theo thứ tự trong bảng xếp hạng này, ông tiếp tục đứng đầu trong các nhà khoa học Việt Nam, xếp hạng 5.949 thế giới, và đứng thứ 96 thế giới trong lĩnh vực kỹ thuật.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 1.

Chào GS! Xin chúc mừng GS mới đây được tạp chí PloS Biology của Mỹ tiếp tục xếp hạng đứng đầu trong các nhà khoa học Việt Nam, là 1 trong 5 nhà khoa học vào top 10.000 nhà khoa học có ảnh hưởng trích dẫn hàng đầu thế giới. GS có thể chia sẻ cảm xúc lúc này?

– Sau khi nhận được thông tin tôi hoàn toàn bất ngờ vì thực sự làm khoa học không ai nghĩ đến việc để xếp hạng. Kết quả này là nguồn cổ vũ, động viên rất lớn cho tôi và các thế hệ học trò vững tin vào con đường khoa học mình đã chọn, đồng thời tự tin sánh bước với các đồng nghiệp quốc tế.

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 2.

Năm nay có 28 nhà khoa học Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng top 10.000 nhà khoa học có trích dẫn ảnh hưởng nhất thế giới này. Theo GS, các nhà khoa học Việt Nam so với thế giới thế nào?

– Khi chúng tôi đi du học nước ngoài, kết quả học tập và nghiên cứu của người Việt Nam cũng không thua bất cứ người nước ngoài nào. Có thể nói trí tuệ của người Việt rất thông minh. Ngay cả trên đấu trường khoa học quốc tế, chúng ta tự hào có GS Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields. Nhiều giáo sư người Việt khác cũng đạt được những giải thưởng danh giá khác về khoa học. Điều đó cho thấy năng lực trí tuệ và sáng tạo của người Việt Nam không thua kém gì so với thế giới.

Công bố quốc tế của Việt Nam, nếu như cách đây 10-15 năm thuộc hạng cuối của các nước trong khu vực, nhưng năm vừa rồi, theo công bố của Bộ KHCN đã vươn lên đứng thứ 3 sau Singapore, Malaysia và thứ 49 của thế giới. 2 ĐHQG cùng một số đại học khác cũng đã có thứ hạng khá cao trong các bảng xếp hạng đại học của khu vực và thế giới.

Nói như vậy để thấy giáo dục đại học và khoa học công nghệ Việt Nam đang ngày càng phát triển, hội nhập được các tiêu chí cũng như chuẩn mực của thế giới.

Theo GS, tố chất cần có của người làm khoa học là gì?

– Từ những trải nghiệm của bản thân sau chặng đường dài gần 40 năm, tôi thấy để làm khoa học cần có sự đam mê và kiên trì. Trên con đường làm khoa học rất nhiều khó khăn, thử thách về cuộc sống, thiếu thốn cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng thí nghiệm. Nếu như mình nản chí thì rất khó để đến đích. Ngoài ra, làm khoa học phải có ý thức hội nhập, bắt nhịp với các hướng nghiên cứu hiện đại của quốc tế và xu thế của thời đại, vì đây là những yếu tố tiên quyết để các kết quả nghiên cứu của mình có tầm ảnh hưởng, được lan tỏa trong cộng đồng quốc tế.

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 3.
GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 4.

Quan điểm của GS về việc các nhà khoa học không ở Việt Nam mà làm việc ở nước ngoài, đấy có gọi là chảy máu chất xám không?

– Những năm gần đây nhờ có sự tự chủ ở các trường đại học, có một số trường công lập và một số trường đại học dân lập, bán công đã tạo được nguồn lực để thu hút nhân tài về nước làm việc rất thành công, thậm chí thu hút cả người nước ngoài, các GS Việt kiều về nước làm việc, hạn chế được chảy máu chất xám.

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 5.

Tuy nhiên, với cá nhân tôi, tôi cho rằng chúng ta cũng nên hiểu chảy máu chất xám một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Đã là người Việt Nam thì ở đâu cũng đều hướng về đất nước, hướng về nguồn cội với tình yêu tha thiết và đều có thể đóng góp, xây dựng tổ quốc. Bối cảnh thế giới ngày càng hội nhập, nhất là trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0 như hiện nay, hầu như không còn hạn chế về biên giới trong hợp tác nghiên cứu nên điều kiện đóng góp cho đất nước dẫu đang ở nước ngoài ngày càng nhanh và hiệu quả hơn.

Nếu như một tri thức làm việc ở nước ngoài vẫn hướng về quê hương, đem tài năng cống hiến cho khoa học, làm rạng danh cho tổ quốc, đồng thời lại đem được kiến thức, kinh nghiệm, nhiệt tình của mình hợp tác với các nhà khoa học trong nước, đóng góp hiệu quả, có trách nhiệm với đất nước thì công lao của họ cũng không hề nhỏ, rất đáng ghi nhận và biểu dương.

Vậy còn GS, sau nhiều năm học tập và làm việc ở nước ngoài, giành cho mình nhiều thành công, lý do nào GS trở về Việt Nam làm việc từ năm 2004?

– Những năm tôi tốt nghiệp xong bảo vệ luận án tiến sĩ, nước ta còn rất nghèo và tôi có cơ hội làm việc postdoc ở những nước phát triển. Nhưng trước hết là tình cảm sâu nặng với gia đình và quê hương, sau là lĩnh vực nghiên cứu của tôi về vật liệu mới composite đang được ứng dụng rất mạnh mẽ trên thế giới. Khi đó 2 giáo sư – những người thầy của tôi, là 2 nhà khoa học lớn, một ở ĐH Tổng hợp Lomonoxop (MGU) và một ở Viện Hàn lâm Khoa học Nga – đã khuyên tôi về nước làm việc để đem kiến thức và tuổi trẻ của mình phục vụ Tổ quốc.

Hướng nghiên cứu của tôi là vật liệu mới rất bền và siêu bền. Cá nhân tôi cũng nhận thức được những vật liệu mới này rất quan trọng trong việc xây dựng và kiến thiết đất nước nên tôi chỉ có mong muốn là làm sao những kiến thức mình đã học được có thể phục vụ đất nước, biến ước mơ thành hiện thực. Lúc đó tuổi đời còn trẻ, có nhiều ước mơ cháy bỏng và kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu quê nhà sâu nặng khiến cho tôi sau rất nhiều trăn trở và cân nhắc đã quyết định trở về.

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 7.

Vậy sự trở về đó của GS có gặp khó khăn gì không?

– Khi trở về tôi gặp rất nhiều khó khăn vì sống ở nước ngoài thời gian dài nên cần có thời gian để thích nghi.

Tuổi đời khi đó còn trẻ, mới bảo vệ luận án về nước nên cần thời gian và sự nỗ lực để khẳng định mình với cộng đồng khoa học trong nước.

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 6.

Nói thực lòng, là mức lương quá thấp, không đủ sống. Tôi nhớ tháng lương đầu tiên tôi được nhận sau thời gian dài ở nước ngoài về năm 2001 là 341.000 đồng, tương đương khoảng 30 đô la, trong khi các con còn bé và cuộc sống có rất nhiều thứ phải trang trải.

Muôn vàn khó khăn ban đầu về cơ sở vật chất. Phòng thí nghiệm về composite khi đó gần như “zero”, nên dù có rất nhiều ước mơ hoài bão song kinh phí từ nghiên cứu đến triển khai ứng dụng đều rất ít, không biết bắt đầu từ đâu và làm như thế nào. Tuy nhiên bài học và tấm gương sáng của các thế hệ trí thức đi trước như GS Trần Đại Nghĩa, GS Phạm Ngọc Thạch… – trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh và gian khổ hơn nhiều lần mà còn cống hiến được rất tốt, giúp cho tôi có nghị lực và niềm tin để vượt qua khó khăn.

Nhưng đúng là “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, việc gì cũng vậy, muốn thành công cần có sự am hiểu kỹ và kiên trì. Từ những buổi đầu tiên gây dựng nhóm nghiên cứu, tìm hiểu thực tế Việt Nam đến hợp tác nghiên cứu với các đồng nghiệp trong và ngoài nước, lại được sự động viên của gia đình, đồng nghiệp, dần dần tôi đã từng bước vượt qua được những khó khăn. Tôi tìm được hướng đi cho mình, xây dựng thành công nhóm nghiên cứu mạnh về Vật liệu và Kết cấu tiên tiến ở ĐHQGHN và đã phát huy được năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học của mình.

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 8.

Theo GS, Việt Nam hiện nay cần làm gì để thu hút nhân tài về nước nghiên cứu khoa học?

– Theo tôi, muốn thu hút nhân tài, trước hết phải có chính sách sử dụng đúng. Nếu được trọng dụng thì sẽ thu hút được nhân tài và các nhân tài sẽ có động lực để phát huy vượt bậc tài năng, sức sáng tạo, sức cống hiến của mình.

Trí thức rất cần được lắng nghe, được tạo điều kiện để nghiên cứu và phát huy tài năng. Vì vậy, trong mỗi cơ quan, tổ chức, hãy đừng để nhân tài nào bị bỏ sót, đừng để sáng kiến nào bị lãng quên.

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 9.

Bên cạnh các chính sách của Nhà nước, các trường đại học cần có các chính sách riêng của từng trường để thu hút và tạo điều kiện cho các nhà khoa học thực hiện hoài bão của mình.

Thứ 2, muốn có chính sách đãi ngộ tốt thì các trường cần có nguồn lực. Tự chủ đại học chính là giải pháp tốt, phù hợp để các trường có thể phát huy mọi nguồn lực, từ đó mới có thực lực để thu hút chất xám không chỉ là người Việt Nam mà còn với người nước ngoài. Thời đại bây giờ là cạnh tranh, ở đâu có chất xám, có trí tuệ thì sẽ vươn lên.

Thứ 3, cần hoàn thiện thể chế và chính sách hiện có. Nhà nước cần tạo điều kiện cởi mở, thông thoáng hơn phương thức chọn và giao các nhiệm vụ KHCN cũng như đổi mới các quy định thanh quyết toán với các đề tài. Trong hoạt động KHCN rất cần nhất sự minh bạch, các tiêu chí định lượng để đánh giá hiệu quả và năng suất hoạt động KHCN theo các chuẩn mực quốc tế.

Cần chú trọng phát hiện các tài năng trẻ, xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh, tập trung ưu tiên đầu tư cho các hướng nghiên cứu hiện đại,… đi đôi với mạnh dạn đãi ngộ và tôn vinh các trí thức tài năng. Đó chính là động lực để thúc đẩy các nhà khoa học phấn đấu và thúc đẩy sự phát triển tiềm lực khoa học của nước nhà.

Ngay với bảng xếp hạng này, bên cạnh những giáo sư nổi tiếng, chúng ta có thể thấy có những tiến sĩ rất trẻ. Số lượng trí thức người Việt trong bảng xếp hạng này ngày càng tăng và càng có thêm nhiều gương mặt mới, trẻ tuổi. Đấy là tín hiệu đáng mừng, cho thấy sự tăng trưởng về chất lượng và số lượng tiềm lực KHCN của Việt Nam.

Nhà khoa học cống hiến không vì để xếp hạng, nhưng được đánh giá, xếp hạng trong các bảng xếp hạng có uy tín một cách công bằng và khách quan là một niềm tự hào, vinh dự. Nếu không có cơ sở dữ liệu để đánh giá, định lượng kết quả nghiên cứu của nhà khoa học và ảnh hưởng của nó theo các chuẩn mực quốc tế, chúng ta sẽ không biết được mình đang ở đâu so với các đồng nghiệp quốc tế. Biết bao giờ các bạn trẻ tài năng và nỗ lực vượt bậc mới được thừa nhận, được tôn vinh để từ đó có thêm động lực và niềm tin tiếp tục phấn đấu, dấn thân vào con đường nghiên cứu khoa học đầy gian truân.

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 10.
GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 11.

Tình trạnh các công trình khoa học nghiên cứu rồi “đút ngăn kéo” tại Việt Nam được nhiều lần nhắc tới vì không chỉ gây lãng phí tài nguyên chất xám mà còn ngân sách của quốc gia… Ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?

– Giảng dạy, nghiên cứu và chuyển giao trí thức và công nghệ vào thực tiễn là chức năng của cơ sở giáo dục đại học, là trách nghiệm, nghĩa vụ của các giảng viên – nhà khoa học trong các trường đại học.

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 12.

Đã là giảng viên đại học thì đương nhiên phải nghiên cứu khoa học, sáng tạo tri thức. Thông qua nghiên cứu khoa học đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao. Quốc gia nào cũng vậy, trong trường đại học sẽ luôn có những nghiên cứu cơ bản. Những nghiên cứu này góp phần phát hiện các quy luật khách quan, bản chất của sự vật, hiện tượng, có thể không phục vụ trực tiếp và ngay cho xã hội, nhưng lại đóng góp cho sự phát triển của khoa học. Vì vậy, đương nhiên sẽ có những đề tài thuộc dạng nghiên cứu cơ bản. Lịch sử đã cho thấy có nhiều nghiên cứu, phát hiện của các nhà khoa học sau nhiều năm mới được áp dụng vào cuộc sống.

Mặt khác, ở tất cả các quốc gia phát triển, các đề tài thường được đặt ra để nghiên cứu giải quyết các yêu cầu của doanh nghiệp. Chìa khóa công nghệ là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển sản phẩm mới và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Để khoa học và công nghệ thực sự là động lực, là chiếc đũa thần để phát triển đất nước thì từ bài học của các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc cho thấy các đề tài KHCN phải gắn kết chặt chẽ với thực tiễn.

Để tránh hiện tượng các đề tài thực hiện xong “cất ngăn kéo”, gây lãng phí cho ngân sách quốc gia, theo tôi chúng ta cần hoàn thiện thể chế chính sách về khoa học công nghệ; hỗ trợ và đề cao tinh thần khởi nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu, trong các trường đại học; gắn kết chặt chẽ hoạt động đào tạo với nghiên cứu, gắn kết mục tiêu, nội dung nghiên cứu với nhu cầu của doanh nghiệp; đồng thời có cơ chế để đẩy mạnh gắn kết các hoạt động của doanh nghiệp với nhà trường, với các nhà khoa học; đổi mới phương thức tuyển chọn, giao nhiệm vụ KHCN; lấy tiêu chí giải quyết các yêu cầu thực tiễn là tiêu chí quan trọng nhất để tuyển chọn và đánh giá đề tài.

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 15.
GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 13.

Theo ông, ngành giáo dục Việt Nam cần làm gì để giá trị của giáo dục là thực chất chứ không phải đối phó, thành tích như hiện nay?

– Dường như bây giờ kiểm tra đánh giá có phần dễ dãi hơn trước. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi và xuất sắc trong các trường THPT, các trường đai học hiện nay khá lớn.

Để tránh chạy theo bệnh thành tích, để thực hiện yêu cầu “học thật, thi thật, nhân tài thật”, thì chúng ta cần phải thực hiện đánh giá trình độ và năng lực người học một cách thực chất, từ khâu tuyển sinh đến khâu tổ chức, quản lý đào tạo, kiểm tra đánh giá đầu ra và sử dụng.

Cần xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá, chuẩn đầu ra của giáo dục hội nhập với các tiêu chí của khu vực và thế giới.

Sử dụng đúng người đúng việc, đúng tài năng, kiểm tra đánh giá nghiêm túc, công bằng và khách quan thì sẽ có nhân tài thật, thi thật, học thật.

Chính sách để thúc đẩy nghiên cứu khoa học ngay từ các trường đại học ở nước ta có khác gì các quốc gia khác? Theo GS đã đủ khuyến khích và cần cải tiến gì?

– Nhà nước ta từ trước đến nay luôn coi giáo dục là quốc sách và KHCN là động lực cho sự phát triển. Nhất là từ khi có Luật Khoa học Công nghệ cũng như Luật Giáo dục đại học thì công tác hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học được đặc biệt quan tâm. Nhờ đó, KHCN Việt Nam đã giải quyết nhiều vấn đề khoa học quan trọng, đóng góp tích cực và hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 14.

Tuy nhiên, trong hoạt động KHCN cũng còn nhiều hạn chế, bất cập. Nguồn lực thiếu, đầu tư nhỏ giọt,… Cơ sở pháp lý của chúng ta khá đầy đủ nhưng đôi chỗ lại chồng chéo và nhiều chính sách hay chưa đi vào cuộc sống.

Ví dụ như ở Nhật Bản hay Hàn Quốc, với một nhóm nghiên cứu mạnh, công bố khoảng 10-15 bài quốc tế, đào tạo khoảng 10 nghiên cứu sinh mỗi năm, sẽ được tài trợ cho nghiên cứu với kinh phí khoảng từ 1,5-3 triệu đô la (tương đương 34-68 tỷ đồng). Trong khi ở Việt Nam, kinh phí đầu tư cho KHCN và các nhóm nghiên cứu còn rất thấp.

Ngoài ra, tôi cho rằng phải đẩy mạnh NCKH gắn kết với doanh nghiệp để thực hiện những nhiệm vụ lớn. Bên cạnh đó, hiện nay thể chế đã khá tốt nhưng nhiều chính sách hay chưa đi vào cuộc sống nên phải tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục và cần có chính sách đầu tư thỏa đáng, mạnh mẽ hơn nữa cho KHCN. Đặc biệt các trường đại học hiện nay phải coi đổi mới sáng tạo là tiêu chí, là mục tiêu và cũng sẽ là nguồn lực cho sự phát triển.

Có một điểm chung rất giống với nước ngoài, đó là nhóm nghiên cứu chính là tế bào của hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo trong nhà trường. Việc xây dựng, phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh trong trường đại học có tính tất yếu. Nhóm nghiên cứu vừa là phương thức, vừa là mục tiêu phát triển của các trường đại học nghiên cứu tiên tiến trên thế giới, trong đó với Việt Nam không là ngoại lệ. Để có nhiều nhà khoa học xuất sắc, trong thời gian tới, các trường đại học Việt Nam cần quan tâm xây dựng và đầu tư cho việc phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh nhiều hơn nữa.

So sánh thu nhập, các chế độ đãi ngộ… đối với các nhà khoa học của ta so với các nước khác thì như thế nào thưa GS?

– Ở Mỹ, các giáo sư hay những giảng viên ở cấp đại học là nghề nghiệp có mức lương cao và được tôn trọng hàng đầu trong giới hàn lâm, tri thức. Lương của một giáo sư đại học ở Mỹ trung bình khoảng 100.000 USD/năm, với các trường đại học lớn uy tín, lương giáo sư từ 150-300.000 USD/năm.

Mặc dù đã có nhiều tiến bộ nhưng nhìn chung, lương và đầu tư, đãi ngộ cho nhà khoa học ở nước ta còn thấp hơn nhiều so với nhiều nước phát triển trên thế giới.

Mới đây, một số trường đại học tự chủ đã có nguồn lực để thu hút chất xám, thu hút nhân tài. Các GS, trí thức giỏi ở những trường này được đã ngộ khá tốt và đã có mức lương khá cao so với mặt bằng chung ở Việt Nam.

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 15.

Thưa GS, làm khoa học ở nước ta bây giờ có nghèo không?

Như tôi đã nói ở trên, mặt bằng chung mức lương của trí thức nước ta còn thấp so với các nước phát triển. Và có một thực tế là nếu so sánh lương sinh viên mới ra trường làm cho doanh nghiệp có thể sẽ nhiều hơn mức lương của thầy – 1 tiến sĩ trẻ.

Tuy nhiên, bên cạnh mức lương cơ bản, nhà khoa học có thể tham gia giảng dạy, các đề tài nghiên cứu và thu nhập được cải thiện. Hiện nay có một số trường đại học tự chủ và các giảng viên đã được trả lương khá tốt như Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Quốc Tế – ĐHQG TP HCM, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Duy Tân… Đó là dấu hiệu đáng mừng và tôi tin trong thời gian tới, với chính sách tự chủ đại học sẽ tạo điều kiện cho nhiều trường đại học uy tín có đủ nguồn lực để đảm bảo tốt cuộc sống cho cán bộ giảng viên và thu hút được nhân tài.

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 19.

Có một nghịch lý là xét về số lượng tiến sĩ và những người có học hàm, học vị, Việt Nam nằm top dẫn đầu ASEAN nhưng số lượng bằng sáng chế, phát minh lại vào loại thấp nhất. Theo GS nguyên nhân vì sao?

– Có nhiều nguyên nhân. Những năm 80, thời tôi đi học, những nghiên cứu sinh phải là người giỏi nhất và đi giảng dạy và nghiên cứu thâm niên khoảng 10 năm mới được đăng ký làm nghiên cứu (tôi là khóa đầu của chuyển tiếp nghiên cứu sinh, được làm NCS ngay sau khi tốt nghiệp xuất sắc đại học, nhưng vẫn phải tham gia tuyển chọn chung với tất cả mọi người và lấy từ trên xuống dưới, chỉ những ai đỗ trong số chỉ tiêu được giao mới được tuyển làm NCS). Như tôi được xếp loại xuất sắc. Có thể nói môi trường tuyển chọn để người đó có năng lực nghiên cứu rất chặt chẽ và nghiêm túc.

Nhưng cách đây 5, 6 năm, xã hội đã từng rất bức xúc vì có quá nhiều tiến sĩ giấy. Bên cạnh những cơ sở đào tạo tiến sĩ tốt thì vẫn có những nơi dễ dãi đầu vào và đầu ra, số lượng tiến sĩ nhiều khiến xã hội lên án.

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 17.

Do đó, để KHCN phát triển, trước hết chúng ta phải có tiềm lực KHCN tốt, có chất lượng. Vì vậy các tiêu chí đánh giá TS, PGS, GS và các hoạt động KHCN phải đáp ứng được với chuẩn mực của thế giới.

Hai là để có nhiều phát minh sáng chế, phải lấy yêu cầu của các doanh nghiệp và thực tiễn cuộc sống làm đầu bài cho các đề tài KHCN.

Ba là đẩy mạnh triển khai mô hình 4 nhà: Nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp và nhà khoa học. Lấy đổi mới sáng tạo là mục tiêu cho KHCN.

Đồng thời, phải hoàn thiện thể chế, trong đó đặc biệt chú trọng sở hữu trí tuệ. Ở nước ngoài, một nhà khoa học có công trình nghiên cứu khoa học có giá trị, khi chất xám đi vào cuộc sống có thể sống được cả đời với thành quả trí tuệ của họ.

Ở các nước nghiên cứu khoa học được đặt hàng rất cụ thể từ doanh nghiệp, tổ chức, từ đời sống nên tính hiệu quả, tính ứng dụng của nghiên cứu khoa học rất cao. GS chia sẻ thêm về điều này?

– Đúng vậy, ở nước ngoài, các trường đại học, viện nghiên cứu thường luôn đồng hành cùng doanh nghiệp và được đầu tư rất lớn từ các doanh nghiệp. Những đề tài này giải quyết các yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp nên đương nhiên tính hiệu quả, ứng dụng ngay, nhanh và luôn. Thậm chí nhiều doanh nghiệp lớn ở nước ngoài còn có viện nghiên cứu lớn, phòng thí nghiệm hiện đại.

Đầu tư cho KHCN và nguồn nhân lực chất lượng là xu hướng để phát triển, tồn tại của chính doanh nghiệp đó. Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn có chiến lược săn đầu người, tìm người tài về làm việc.

Ở nước ta hiện nay có nhiều tập đoàn lớn như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, VinGroup, Viettel, Phenikaa và một số doanh nghiệp khác đang rất chú trọng đầu tư cho các trường đại học và học viện nghiên cứu theo chiều hướng như thế. Tôi tin rằng, để vươn lên cạnh tranh thì phải có chất xám, có vai trò của KHCN và đó cũng sẽ là xu thế tất yếu của các doanh nghiệp Việt Nam, cũng không ngoại lệ.

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 21.
GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 19.

Người ta thường nghĩ do đặc thù nghề nghiệp nên các nhà khoa học thường khô khan. Có đúng vậy không thưa GS? Một người lãng mạn thì có thích hợp làm khoa học không?

– Tôi nghĩ làm khoa học là hoạt động sáng tạo, vì vậy, lãng mạn là thuộc tính song hành với sáng tạo. Nhiều nhà khoa học tự nhiên, công nghệ tôi thấy không khô khan và thậm chí có thầy về toán mà làm thơ rất hay. Tôi tin là những người có tư duy sáng tạo thì sẽ lãng mạn. Vấn đề là họ thể hiện như thế nào thôi. Cá nhân tôi cũng cho rằng mình là một nhà khoa học có tâm hồn lãng mạn.

Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh giáo dục STEM thì ngoại ngữ và kỹ năng mềm cho sinh viên rất quan trọng. Với lợi thế đa ngành, đa lĩnh vực, các chương trình đào tạo trong ĐHQGHN cũng đã cho phép sinh viên chương trình này có thể chọn 1-2 môn bất kỳ ở chương trình khác. Ví dụ như 1 em học Công nghệ thông tin có thể chọn học phần Phát triển bền vững, Triết học, Văn hóa học, Tôn giáo học… Cấu trúc chương trình đào tạo như vậy sẽ định hướng phát triển toàn diện, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn lãng mạn, tâm hồn nhân văn trong mỗi nhà khoa học.

GS chia sẻ thêm về công trình nghiên cứu của mình và tính ứng dụng của công trình này hiện nay ra sao?

– Với vật liệu composite, thành tựu đầu tiên của tôi chính là nghiên cứu về vật liệu composite carbon-carbon bền và siêu bền. Vật liệu này thể chịu được vài nghìn độ, rất nhẹ có thể dùng trong tên lửa, an ninh quốc phòng. Những kết quả đó là tiền đề quan trọng cho những nghiên cứu sau này. Thời gian đó tôi cũng đã có bằng phát minh về quy luật ứng xử của vật liệu composite nhiều pha khi có sợi, có hạt, có cấu trúc nano.

Về nước, trọng tâm nghiên cứu chuyên sâu và thế mạnh của tôi và nhóm nghiên cứu là về các lĩnh vực: composite polyme nhiều pha dùng trong công nghiệp đóng tàu, vật liệu chống thấm, vật liệu chức năng và vật liệu nano,…

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 20.

Bên cạnh nghiên cứu về ổn định tĩnh và động lực học của các kết cấu composite polyme nhiều pha, vật liệu chức năng FGM, vật liệu thông minh, chúng tôi cũng là một trong những nhóm tiên phong nghiên cứu kết cấu tiên tiến chế tạo từ các vật liệu mới khi có vết nứt, vật liệu nano ứng dụng làm tăng hệ số chuyển đổi năng lượng trong các tấm pin mặt trời, vật liệu áp điện có cơ lý tính biến đổi, vật liệu auxetic (có hệ số Poisson âm và có khả năng giảm chấn, hấp thu sóng nổ), cũng như các vật liệu mới composite có tính chất đặc biệt sử dụng trong các điều kiện khắc nghiệt và các công trình đặc biệt. Từ đó đã hình thành nên trường phái khoa học về vật liệu và kết cấu tiên tiến ở ĐHQGHN.

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 24.

Không chỉ là nhà khoa học giỏi, GS còn được ghi nhận là người thầy tâm huyết với sự nghiệp đào tạo. Thầy đã truyền lửa cho các em thế nào?

– Bên cạnh nghiên cứu khoa học, tôi rất tự hào khi là một giảng viên đại học. Sinh viên các ngành kỹ thuật của tôi thường từ vùng sâu, vùng xa, gia đình nghèo nhưng rất cần cù thông minh và có chí. Ban đầu, nhiều em chỉ có học lực trung bình, khá nhưng đi theo tôi tham gia nghiên cứu được truyền cảm hứng, sự say mê, các em hiểu được mình nghiên cứu như thế nào và để làm gì, được thầy và các anh chị dìu dắt tận tình nên không thấy sợ nghiên cứu mà có niềm đam mê. Từ những kết quả được khích lệ, các em tích lũy mỗi ngày và trở thành những sinh viên giỏi, xuất sắc.

Từ một nhóm nghiên cứu rất sơ khai ban đầu, chỉ trong thời gian từ 2010 đến nay, tôi đã xây dựng nên một nhóm nghiên cứu mạnh và PTN hiện đại theo mô hình mới ở Việt Nam, vừa đào tạo kết hợp với nghiên cứu khoa học, và vừa thành lập nên Bộ môn Công nghệ Kỹ thuật giao thông – đào tạo kỹ sư xây dựng ở Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN. Bằng sự kiên trì bền bỉ, niềm say mê nghiên cứu khoa học và sự phấn đấu nỗ lực, quên mình, thầy và trò trong PTN và nhóm nghiên cứu đã vững vàng, tự tin vươn lên tầm quốc tế từ nội lực. Tôi và các học trò trong nhóm nghiên cứu đã công bố hơn 300 bài báo, báo cáo khoa học, trong đó gần 200 bài trên trên các tạp chí quốc tế ISI (SCI, SCIE) có uy tín. Tôi cũng đã xuất bản những sách chuyên khảo có giá trị bằng tiếng Nga, tiếng Anh, sở hữu 1 bằng phát minh, 1 bằng sáng chế.

Nhóm nghiên cứu của tôi cũng là nơi thắp sáng tài năng, đào tạo ra nhiều tài năng trẻ, những chuyên gia có trình độ cao thuộc lĩnh vực này. 2 học trò của tôi là TS. Trần Quốc Quân và PGS Hoàng Văn Tùng đã vinh dự từng được nhận giải thưởng Nguyên Văn Đạo – giải thưởng danh giá nhất của ngành Cơ học. TS Trần Quốc Quân cũng đã được Fobers Việt Nam vinh danh năm 2020. Đến nay, nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã được cộng đồng khoa học trong, ngoài nước biết. Tôi cũng đã được mời tham gia vào hội đồng biên tập 10 tạp chí khoa học có uy, làm chuyên gia nhận xét, phản biện cho hơn 70 tạp chí ISI có uy tín của quốc tế và báo cáo ở nhiều hội nghị quốc tế có uy tín.

Những trí thức trẻ được đào tạo và trưởng thành trong các nhóm nghiên cứu mạnh như các học trò của tôi sẽ là nguồn nhân lực chất lượng cao, và tôi tin chính thế hệ trẻ ưu tú ấy sẽ là những nhân tố mới đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước trong thời gian tới.

Có người cho rằng một người làm nghề giỏi chưa hẳn là một nhà quản lý giỏi vì không phải ai cũng có năng lực quản lý. GS nghĩ sao về điều này?

– Tôi cho rằng điều đó có phần đúng nhưng còn tùy vào những trường hợp cụ thể. Đã có rất nhiều trường hợp nhà khoa học giỏi nhưng cũng có khả năng tổ chức, quản lý giỏi như GS Tạ Quang Bửu, GS Nguyễn Đình Tứ….

GS có thể tiết lộ về cuộc sống riêng của mình và ngoài công việc ra, lúc có thời gian rảnh rỗi, GS giải trí như thế nào?

– Thời gian rảnh rỗi tôi thường tập thể thao, đi bộ, tập gym, nghe nhạc và gặp gỡ bạn bè. Bà xã tôi cũng là cán bộ khoa học và công tác tại Viện hàn lâm Khoa học Xã hội. Tôi có 2 con, một gái, một trai, cả 2 cháu hiện cũng đang làm giảng viên tại ĐHQGHN.

Xin cảm ơn Giáo sư!

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 25.
GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 22.