ĐH CÔNG NGHỆ VÀ ĐH VIỆT NHẬT – ĐHQGHN TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN CHÍNH THỨC THAM GIA MẠNG LƯỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO VỀ LĨNH VỰC XÂY DỰNG VÀ KIẾN TRÚC

Ngày 20/4/2021, tại trường ĐH Xây dựng Hà Nội, Hiệp hội các trường ĐH cao đẳng VN đã thành lập Câu lạc bộ các trường đại học đào tạo xây dựng kiến trúc trong toàn quốc với sự tham gia của 22 trường đại học trong lĩnh vực này.

Vai trò của hiệp hội ngành nghề rất quan trọng, như xây dựng khung chuẩn trình độ quốc gia, trao đổi học thuật và trao đổi sinh viên, công nhận tín chỉ tương đương, phối hợp tổ chức các hội nghị hội thảo trong nước – quốc tế, hỗ trợ nhau trong đào tạo và nghiên cứu, thành lập các nhóm nghiên cứu liên trường, cũng như tham gia xây dựng chính sách và phản biện xã hội trong lĩnh vực này.

Lĩnh vực này ở ĐH Quốc gia Hà Nội do GS Nguyễn Đình Đức kiến tạo và sáng lập. Với  với sự kiên trì và bền bỉ, quyết tâm ý chí của GS Đức từ khi GS đang làm Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ (từ 2008),  là gắn khoa học và đào tạo, đặc biệt gắn ngành Cơ học – với nghề nghiệp –  với bao vất vả khó khăn, đã thành lập nên ngành Civil Engineering (bao gồm cả xây dựng, kiến trúc, quy hoạch) của ĐH Việt Nhật (tuyển sinh và đào tạo thạc sỹ, từ 2016) và ngành Công nghệ kỹ thuật Xây dựng -Giao thông ở trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN (tuyển sinh và đào tạo kỹ sư, từ 2017) thành công như ngày hôm nay.

Đến nay, ngành này ở ĐH Việt Nhật và ĐH Công nghệ đã ngày càng phát triển, đào tạo nghiêm túc, bài bản: Sinh viên có nền tảng kiến thức vững chắc, hiện đại (và khó, đương nhiên), đồng thời lại gắn đào tạo với nghiên cứu; gắn đào tạo và nghiên cứu với thực tiễn; và nhà trường đào tạo nhân lực đồng hành với doanh nghiệp và nhu cầu phát triển của đất nước.

Trong quá trình đào tạo ngành này ở ĐH Việt Nhật và ĐH Công nghệ, đã thu hút được sự tham gia giảng dạy của đội ngũ giảng viên có uy tín đến từ ĐH Xây dựng, ĐH Kiến trúc, ĐH Giao thông, ĐH Thủy lợi,… cũng như ĐH Tokyo và các trường đại học hàng đầu của Nhật Bản và một số trường đại học hàng đầu của Úc, Pháp, Hàn Quốc, …cũng như sự ủng hộ và hợp tác của Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng, Viện Khoa học Công nghệ Giao thông, của các doanh nghiệp như Fecon, Coninco và hàng chục doanh nghiệp khác của Việt Nam và Nhật Bản, sự ủng hộ và tạo điều kiện tối đa của lãnh đạo ĐHQGHN, lãnh đạo nhà trường và các bộ ngành liên quan, trong đó có Bộ xây dựng và Bộ giao thông.

GS Nguyễn Đình Đức cũng đã kiên trì đề xuất và xây dựng thành công 2 phòng thí nghiệm thực hành và nghiên cứu trong lĩnh vực này ở ĐH Việt Nhật và ĐH Công nghệ. Trong đó Phòng thí nghiệm của ĐH Việt Nhật đã được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn quóc gia.

Mặc dù mới thành lập và sinh sau đẻ muộn nhưng năm 2019 và 2020, ĐH Công nghệ, ĐHQGHN có điểm tuyển sinh đại học ngành kỹ thuật xây dựng cao nhất cả nước, và hiện nay đang chuẩn bị mọi điều kiện để sẽ tuyển sinh và đào tạo bậc đại học – kỹ sư Civil Engineering ở ĐH Việt Nhật trong năm tới – 2022.

Như vậy từ đây, ngành Xây dựng kiến trúc của ĐH Việt Nhật và ĐH Công nghệ sánh vai với các trường đại học truyền thống lâu năm khác, có tên trên bản đồ các cơ sở đào tạo chất lượng cao, trình độ cao của đất nước trong lĩnh vực xây dựng và kiến trúc, và đã thực sự góp phần quan trọng thay đổi cơ cấu và định hướng phát triển của ĐHQGHN từ một đại học chỉ nghiên cứu cơ bản sang phát triển kỹ thuật và công nghệ. Với sự hiện diện của các ngành này, ĐHQGHN đã hoàn chỉnh cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực như ĐH Đông Dương được thành lập cách đây hơn 100 năm (khi thành lập ĐH Đông dương năm 1906 có 5 trường thành viên là Trường Luật và hành chính; Trường Y dược; Trường Khoa học; Trường nhân văn và Trường Xây dựng).

Chúc ngành xây dựng và kiến trúc của ĐHQGHN ngày càng lớn mạnh và phát triển, xứng đáng với kỳ vọng trở thành một trong những cơ sở đào tạo uy tín và chất lượng nhất của Việt Nam trong lĩnh vực này.

Thực tập hướng nghiệp sinh viên Bộ môn Công Nghệ- Xây Dựng- Giao Thông, Đại học Công Nghệ (ĐHQG HN)

Hướng nghiệp cho sinh viên

Các hoạt động, chương trình tư vấn, hỗ trợ hướng nghiệp và việc làm cho sinh viên luôn được bộ môn Công Nghệ Xây Dựng – Giao Thông đặc biệt quan tâm. Hằng năm, bộ môn thường xuyên tổ chức cho sinh viên tham gia các hội thảo chuyên đề về các lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu; tổ chức ngày hội việc làm, hội thảo tư vấn giúp sinh viên định hướng rõ ràng và tiếp cận được với các cơ hội nghề nghiệp phù hợp… Bộ môn luôn nỗ lực trong việc tìm và thiết lập mối quan hệ bền vững giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên có cơ hội trải nghiệm thực tế, học hỏi từ doanh nghiệp.

Ngày 10/04/2021, được sự quan tâm, tạo điều kiện từ phía nhà trường, bộ môn Công nghệ Xây dựng và Giao thông phối hợp với tập đoàn Fecon (hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình) đã tổ chức thành công buổi thực tập hướng nghiệp cho sinh viên. Đại diện bên tập đoàn Fecon cùng các giảng viên trong bộ môn đã dẫn sinh viên đi thăm quan công trường Metroline 3, Kim Mã và dự án thi công trường đại học Phenikka.

Toàn cảnh sinh viên tham gia thực tế tại dự án Metroline 3, Kim Mã

Sáng ngày 10/04/2021, anh Vũ Văn Thắng-phụ trách an toàn của dự án Metroline 3, Kim Mã đã giới thiệu các thông tin về dự án và an toàn lao động. Anh Vũ Thế Mạnh-phó ban hạ tầng đô thị I kiêm là giám đốc dự án Fecon giới thiệu chi tiết về dự án, về máy móc kĩ thuật TBM (Tunnel boring machine) và công nghệ đào hầm.

Một số hình ảnh tư liệu tại dự án Metroline 3, Kim Mã

Buổi chiều cùng ngày, đoàn đi tham quan công trường thi công dự án đại học Phenikka, Yên Nghĩa, Hà Đông. Các bạn sinh viên đã có cơ hội được lắng nghe những thông tin về dự án Phenikka và trao đổi các kiến thức liên quan tới bảng vẽ mặt bằng thi công dự án với anh Trần Thư Trường. Sau đó, anh Hoàng Văn Bằng- quản lí an toàn lao động đã dẫn các cán bộ giảng viên và sinh viên đi tham quan công trình. Sự trải nghiệm thực tiễn và gặp gỡ với các chuyên gia trong ngành đã giúp sinh viên có cái nhìn mới mẻ về lí thuyết học trên giảng đường áp dụng vào thực tế, bổ sung thêm nhiều kiến thức cùng bổ ích, hỗ trợ phần nào trong quá trình học tập và giúp các bạn định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Sự chủ động đặt câu hỏi và mạnh dạn trao đổi của sinh viên bộ môn Công nghệ- Xây dựng- Giao thông, trường Đại học Công nghệ được các chuyên gia đánh giá cao.

Một số hình ảnh tại dự án đại học Phenikka

Tham quan thực tế tại các doanh nghiệp là một trong những hoạt động thực tập hướng nghiệp quan trọng trong nội dung đào tạo của bộ môn nhằm kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, giữa đào tạo và thực tiễn. Việc quan sát thực tế và học hỏi từ doanh nghiệp là rất quan trọng, tạo cầu nối cho sinh viên tiếp cận những vị trí thực tập và cơ hội việc làm…. Bộ môn muốn thúc đẩy sinh viên chủ động trong việc lĩnh hội các kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn để hình thành những kĩ năng cần thiết cho hành trang lập nghiệp và hòa nhập nhanh hơn trong môi trường làm việc sau này.

Thu Hà

Danh mục trang thiết bị thí nghiệm – Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông

TT Tên thiết bị chính Chức năng chính
1 Thiết bị thử nghiệm sức bền mỏi vạn năng servo thuỷ lực theo Trục – Xoắn Thử tải tĩnh và động với các mẫu thử bao gồm: kéo nén uốn xoắn và tải chu kỳ khác nhau. Kết thúc quá trình, thông qua kết nối máy tính điện toán thu được các dạng biểu đồ khác nhau: tải trọng – thời gian, biên độ – tần số, ứng suất – biến dạng…
2 Máy nén bê tông 2000 KN Thử nén với mẫu bê tông hình trụ hoặc hình khối lập phương. Biểu đồ nhận được từ phần mềm kết nối đi kèm là lực tới hạn và thời gian gia tải.
3 Thiết bị quang phổ huỳnh quang tia X Phân tích thành phần hóa học mẫu thử bao gồm: mẫu chất rắn dạng tấm, mẫu chất rắn dạng bột, mẫu chất lỏng.
4 Máy mài món bê tông Xác định độ mài mòn của mẫu bê tông kích thước 70.7×70.7 theo tiêu chuẩn Việt Nam
5 Nhớt kế VEBE Nhằm xác định thời gian đầm phẳng, chặt một khối bê tông hình nón cụt
6 Bộ xuyên Xác định thời gian đông kết của bê tông
7 Máy cưa cắt mẫu bê tông Tạo mẫu bê tông theo đúng tiêu chuẩn để chuẩn bị thí nghiệm về kiểm tra – kiểm định chất lượng
8 Máy kéo nén vạn năng Thử kéo nén với mẫu lớn, nhằm đánh giá giới hạn bền khi nén và khí kéo của mẫu
9 Máy thử khả năng bám dính trên bề mặt bê tông Xác định độ bám dính của mẫu bê tông
10 Máy xác định độ thấm nước của bê tông Xác định độ thấm nước của bê tông
11 Thiết bị thử hàm lượng bọt khí của bê tông tươi Xác định hàm lượng bọt khí trong bê tông tươi
12 Máy phân tích Nhiệt Cơ Động Học DMA Phân tích ảnh hưởng trường nhiệt độ lên mẫu thử và ứng suất nhiệt ảnh hưởng thế nào đến biến dạng của mẫu
13 Máy cắt chính xác Dùng để cắt mẫu thử một cách chính xác trước khi đem phân tích
14 Buồng phun mù muối Thử nghiệm độ ăn mòn của mẫu thử kim loại trong điều kiện mù muối
15 Lò nung tới 1100 ᴼC Thử độ bền nhiệt của mẫu, xác định khối lượng mẫu sau khi nung
16 Tủ sấy chân không Rút ngắn quá trình bay hơi nước trong mẫu, kể cả với các mẫu có thành phần dễ cháy nổ
17 Tủ thử môi trường (vi khí hậu) Yêu cầu điện 1 pha.
18 Hệ thống đo biến dạng Tĩnh – Động đa kênh kỹ thuật số Đo biến dạng dưới các loại tải trọng tĩnh và động khác nhau
19 Máy đo độ nén của đất Đo cường độ nén của đất
20 Thiết bị kiểm tra khả năng chịu tải của đất Xác định khả năng chịu tải của đất
21 Máy siêu âm bê tông Xác định vết nứt trong bê tông bằng phương pháp sóng
22 Máy định vị cốt thép trong bê tông Xác định vị trí cốt thép trong bê tông, mục đích đánh giá kiểm tra ngoài hiện trường.
23 Máy kiểm tra mối hàn và khuyết tật kim loại Xác định các khuyết tật trong mối hàn và kim loại làm giảm khả năng chịu tải thiết kế của kết cấu
24 Máy kiểm tra ăn mòn cốt thép trong bê tông Xác định mức độ ăn mòn cốt thép trong bê tông
25 Máy quét 3D Tạo mô hình 3D từ mẫu cho trước

Triển khai hợp tác hiệu quả với trường Đại học Kanto Gakuin trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật xây dựng

    Ngày 11/03, Trường ĐH Công nghệ (ĐHQGHN) đã khai mạc khóa tập huấn của các giáo sư Trường Đại học Kanto Gakuin, Nhật Bản dành cho các giảng viên trẻ ngành Xây dựng – Giao thông của nhà trường tại nhà E3.

Tham dự hội thảo về phía trường ĐHCN có PGS. TS Nguyễn Việt Hà – Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS. Chử Đức Trình – Phó Hiệu trưởng, TS. Phạm Minh Triển – Phó trưởng phòng KHCN&HTPT, PGS.TS Nguyễn Phương Thái – Trưởng Phòng Đào tạo, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ xây dựng – giao thông trực thuộc trường, PGS.TS. Phạm Mạnh Thắng – Phó Chủ nhiệm khoa CHKT&TĐH. Về phía trường ĐH Kanto Gakuin có GS. TS Hiroyoshi Kiku – Hiệu trưởng và các giáo sư Nhật khác trong đoàn.

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ triển khai ký kết hợp tác giữa hai bên và do các giáo sư trường ĐH Kanto Gakuin trình bày về những phương pháp và công nghệ xây dựng mới của Nhật Bản, giúp truyền đạt cho các giảng viên trẻ của Trường ĐHCN những kiến thức, kỹ thuật, công nghệ và những thông tin mới nhất trong lĩnh vực xây dựng. Khóa tập huấn sẽ kết thúc vào ngày 16/3/2019 gồm các bài giảng với nội dung kỹ thuật kết cấu, địa kỹ thuật, kỹ thuật giao thông, kỹ thuật bê tông, quản lý dự án…

Hiệu trưởng Nguyễn Việt Hà phát biểu tại chương trình

Hiệu trưởng Nguyễn Việt Hà (bên phải ảnh) tặng quà lưu niệm đến giáo sư trường ĐH Kanto Gakuin

Phát biểu tại chương trình, Hiệu trưởng Nguyễn Việt Hà đã đánh giá cao sự giúp đỡ, hỗ trợ hiệu quả của trường ĐH Kanto Gakuin đối với Trường ĐHCN trong việc chuyển giao chương trình đào tạo kỹ thuật xây dựng. Đồng thời, Hiệu trưởng đã nhấn mạnh những nội dung và lĩnh vực hợp tác được triển khai trong thời gian tới. Cụ thể, hai bên sẽ hỗ trợ cập nhật, hoàn thiện chương trình đào tạo, xây dựng các đề cương chi tiết từng học phần, tham gia phối hợp nghiên cứu khoa học theo thế mạnh của hai bên. Phó giáo sư hi vọng giảng viên và sinh viên Bộ môn Công nghệ xây dựng – giao thông sẽ nắm bắt cơ hội sau bài giảng của các giáo sư Trường ĐH Kanto Gakuin để nâng cao kiến thức và phát triển chuyên môn trong tương lai.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ nhiệm Bộ môn thuộc trường đã trao đổi trực tiếp về những hợp tác cụ thể của hai bên, ngoài khóa học này, năm nay Bộ môn sẽ cử 2 cán bộ tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng giảng viên trong thời gian 2-3 tháng tại ĐH Kanto Gakuin; đề xuất những hướng nghiên cứu thế mạnh và các khóa học ngắn hạn khác trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật xây dựng; xây dựng chương trình đào tạo mới bậc đại học và sau đại học để tương lai có thể hướng đến việc liên kết đào tạo quốc tế với trường ĐH Kanto Gakuin. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức tin tưởng trường ĐH Kanto Gakuin sẽ là đơn vị góp phần tích cực giúp Trường ĐHCN kết nối với các doanh nghiệp Nhật Bản để tăng khả năng thực hành và thực tập và cơ hội việc làm cho sinh viên của Nhà trường nói riêng và sinh viên ĐHQGHN nói chung.

GS.TS. Hiroyoshi Kiku rất kỳ vọng vào hợp tác của hai trường trong thời gian tới

Chia sẻ về những hợp tác sắp tới của hai trường, GS. TS Hiroyoshi Kiku, Hiệu trưởng cho biết, trường ĐH Kanto Gakuin rất kỳ vọng vào sự hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa hai đơn vị. Trường ĐH Kanto Gakuin sẽ hỗ trợ Trường ĐHCN trong lĩnh vực đào tạo giảng viên, cán bộ để góp phần đào tạo những sinh viên trở thành các kỹ sư, các nhà kỹ thuật nắm vững các kỹ năng, trở thành các kỹ sư giỏi, nhà quản lý chuyên nghiệp mang tính toàn cầu, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các dự án xây dựng trong tương lai, góp phần vào sự phát triển xã hội và phồn vinh của đất nước Việt Nam.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức (bên phải ảnh) tặng hoa đến  GS. TS Hiroyoshi Kiku – Hiệu trưởng trường ĐH Kanto Gakuin

Trường Đại học Kanto Gakuin được thành lập năm 1884 nằm ở tỉnh Yokohama của Nhật Bản, có lịch sử xây dựng và phát triển hơn 130 năm, là một trường nổi tiếng tại Nhật Bản về lĩnh vực công nghệ bề mặt vật liệu và công nghệ xây dựng dân dụng. Đối với bậc đại học, Trường Đại học Kanto Gakuin có 10 khoa với 11.000 sinh viên; bậc sau đại học có 4 khoa.

Tuyết Nga (UET-News)

TIẾP ĐÓN GS. KIM S.E. – ĐH SEJONG, HÀN QUỐC

GS KIM S.E nguyên là Phó Giám đốc ĐH Sejong Hàn Quốc (GS mới nghỉ công tác quản lý từ cuối 2018) và hiện nay vẫn đang là Trưởng PTN trọng điểm của Hàn Quốc về Civil Engineering. PTN của GS Kim đã đào tạo nhiều TS trẻ cho Việt Nam ở khắp mọi miền Trung, Nam, Bắc. GS Kim không chỉ là chuyên gia có tên tuổi trong lĩnh vực Civil Engineering ở Hàn Quốc, ông còn nổi tiếng là GS rất nghiêm túc, khắt khe và đòi hỏi cao với NCS. Các NCS của ông phải là tác giả chính của đủ 6 bài báo SCI, SCIE ông mới cho bảo vệ luận án lấy bằng TS (áp lực rất lớn với NCS). Hiện nay, PTN của GS Kim ở Hàn Quốc còn có 6 NCS người Việt Nam đang làm việc (http://duhochanico.edu.vn/truong-dai-hoc-sejong/).

GS Kim đã giới thiệu về phương pháp và phần mềm tính toán mới, tính cho các kết cấu dầm, cầu ở trạng thái đàn hồi – dẻo, do PTN của GS triển khai, tốc độ tính toán nhanh hơn ABAQUS và cho phép thiết kế, tiết kiệm vật liệu từ 10-20%. Thật tuyệt vời.

Tháng 12. 2017, GS Kim đã cử 1 NCS từ Hàn Quốc sang làm việc tại Lab. của chúng tôi ở ĐH Công nghệ, ĐHQGHN. Kết quả, dưới sự hướng dẫn của tôi, theo hướng nghiên cứu và phương pháp của chúng tôi, sau 1 năm NCS đã có 3 bài báo công bố trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín (IF từ 2.2-4.3, đều là tạp chí Q1 – có IF thuộc hàng cao nhất trong ngành Cơ học và Civil Engineering). Từ đó, chúng tôi đã có sự hợp tác tin cậy và bình đẳng giữa 2 bên. Tôi chính thức trở thành Visiting professor của ĐH Sejong từ đó (sang HQ lúc nào cũng được, cử học trò nào sang Lab bên HQ, GS Kim cũng sẽ nhận hết).

Hàn Quốc là Quốc gia đầy ý chí và hoài bão vươn lên bằng tiềm lực KHCN. Từ một quốc gia có thu nhập đầu người rất thấp, chỉ 200 $/người từ những năm 60 (như Việt Nam lúc bấy giờ), sau hơn 30 năm, Hàn Quốc đã xây dựng và phát triển thành 1 quốc gia hùng cường, tận dụng được những cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 3.0, vươn lên thành con rồng, con hổ của châu Á ngay từ những năm cuối thế kỷ XX.

Hiện nay, Hàn Quốc đang đeo đuổi quyết tậm đoạt giải Nobel (https://www.nature.com/…/top…/topLeftColumn/pdf/534020a.pdf…), đồng thời có chiến lược và kế hoạch rất cụ thể đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao và phát triển các công nghệ tiên tiến nhất, thu hút nhân tài, nhằm nắm bắt bằng được cơ hội của cuộc cách mạng CN 4.0, vươn lên trở thành một quốc gia với vị thế mới về chính trị và kinh tế trong Thế kỷ XXI.

Đặc biệt, các GS Hàn Quốc rất thích học trò người Việt Nam bởi trí thông minh, sự kiên trì, chịu khó và tính nhẫn nại, sáng tạo, bền bỉ trong công việc.

Hy vọng sự hợp tác 2 bên giữa 2 nhóm nghiên cứu, 2 PTN sẽ ngày càng bền chặt, hiệu quả, cùng chia sẻ và cùng nắm bắt, nghiên cứu những vấn đề mới nhất, hiện đại nhất enlignepharmacie.com.

Trong hình ảnh có thể có: 20 người, bao gồm Nguyen Duc Trung, Trịnh Minh Chiến, Hưng, Nguyen Dinh Duc, Hoàng Tân, Phạm Đình Nguyện và Quân Trần Quốc, mọi người đang cười, mọi người đang đứng và trong nhà

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Người thầy với những cống hiến và đóng góp trong việc thành lập và phát triển các ngành mới, khoa mới

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức là một trong những nhà khoa học đầu ngành của Việt Nam trong lĩnh vực vật liệu và kết cấu tiên tiến. Ông cũng là người Thầy tâm huyết và dìu dắt nhiều thế hệ học trò thành tài. Nhưng một trong những đóng góp không nhỏ của ông đó là, thành lập và phát triển những ngành khoa học mới.

(Nhân ngày tri ân Nhà giáo Việt Nam, 20/11/2018)

Thành lập những ngành, khoa mới

Đại học không chỉ là nơi giảng dạy và truyền thụ kiến thức, mà còn là cái nôi sáng tạo tri thức mới. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo cần phải thông qua nghiên cứu khoa học. Ý thức được tầm quan trọng của việc gắn đào tạo với nghiên cứu, , GS Nguyễn Đình Đức đã bắt tay vào việc gây dựng và thành lập Nhóm nghiên cứu (NNC) ngay từ năm 2009, khi đang đảm nhiệm chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Mặc dù, mô hình đào tạo gắn với nghiên cứu cũng như vai trò của NNC trong trường đại học đã được nhắc đến từ lâu, nhưng trên thực tế vào thời gian này ở Việt Nam vẫn còn rất ít nhóm hoạt động hiệu quả. Đây chính là động lực cho GS. Nguyễn Đình Đức thành lập nhóm và thử nghiệm thành công.
Ban đầu, nhóm chỉ có Thầy và một vài học trò. Nhưng là người thầy tận tụy và tâm huyết với nghề, ông đã truyền cảm hứng cho học trò qua những bài giảng, “thắp lên” ngọn lửa đam mê khoa học, tình yêu ngành nghề, khơi dậy tiềm năng sáng tạo ở thế hệ trẻ. Một thời gian sau học trò đến với ông ngày một đông hơn. Thầy trò miệt mài cùng nhau, nghiên cứu và những bài báo công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín cũng ngày một nhiều. Năm 2015, trên nền tảng kết quả nghiên cứu thành công của nhóm, đồng thời nhận thấy sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ hiện đại không thể thiếu sự tham gia của các vật liệu và kết cấu tiến tiến, GS Đức đã thành lập Phòng thí nghiệm và mở đào tạo chuyên ngành Vật liệu và Kết cấu tiên tiến tại Khoa cơ học Kỹ thuật và Tự động hóa (Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN). Đồng thời, để tạo điều kiện cho sinh viên có năng lực và đam mê nghiên cứu có điều kiện tiếp tục học cao hơn ở bậc sau đại học, ông đã chủ trì xây dựng đề án mở ngành đào tạo tiến sỹ Cơ học Kỹ thuật ở Trường Đại học Công nghệ vào năm 2013 và ngay sau đó ông đã có lứa sinh viên giỏi đầu tiên được chuyển tiếp làm NCS khi tuổi đời rất trẻ.

Không chỉ thành lập Phòng thí nghiệm, mở ngành mới với triết lý “học đi đôi với hành”, sinh viên, NCS không chỉ tiếp thu tốt kiến thức trên lớp mà còn phải giỏi trong nghiên cứu khoa học, GS Nguyễn Đình Đức còn có hoài bão xây dựng ĐHQGHN không chỉ đi đầu về khoa học cơ bản, mà còn phải vững mạnh về kỹ thuật và công nghệ. Đội ngũ trí thức gồm Thầy và trò phải tham gia giải quyết được những yêu cầu cấp bách của thực tiễn đề ra. Hơn nữa, trong bối cảnh Việt Nam hiện nay đang đô thị hóa, đẩy mạnh xây dựng hệ thống kỹ thuật hạ tầng, xây dựng- giao thông, với sự phát triển thần tốc của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đã mở ra một cơ hội to lớn đối với việc đào tạo các ngành nghề mới này. Nắm bắt được cơ hội đó, Giáo sư Đức đã xây dựng chương trình đào tạo Ngành kỹ sư Công nghệ kỹ thuật – xây dựng giao thông và bắt đầu tuyển sinh từ 2017. Đến năm 2018, lãnh đạo ĐHQGHN và trường ĐH Công nghệ đã ủng hộ GS Đức thành lập Bộ môn Công nghệ kỹ thuật xây dựng giao thông trực thuộc trường (tương đương cấp Khoa). Theo tính toán khảo sát sơ bộ, trong vòng 5 năm tới Việt Nam cần khoảng 5 triệu kỹ sư, lao động trong lĩnh vực này. Việc đào tạo các em sinh viên, NCS ngành này sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.

Bên cạnh đó, với uy tín của nhà khoa học và quan hệ hợp tác với các cơ quan, trường đại học của Nhật Bản – quốc gia đầu tư ODA lớn nhất ở Việt Nam trong lĩnh vực kỹ thuật hạ tầng, GS Nguyễn Đình Đức đã đề xuất, xây dựng chương trình đào tạo thạc sỹ Kỹ thuật hạ tầng ở Đại học Việt Nhật với các hướng chuyên sâu cơ bản như: tính toán kết cấu và thiết kế; công nghệ -kỹ thuật tiên tiến trong xây dựng, thi công; nền móng công trình, vật liệu mới; quy hoạch; quản lý dự án và trở thành Giám đốc chương trình đầu tiên của ngành này. Đối tác chính của chương trình là Đại học Tokyo và 10 trường đại học lớn khác của Nhật Bản. Chương trình Kỹ thuật hạ tầng có sự tham gia giảng dạy trực tiếp của trên 50% là các giáo sư người Nhật. Năm 2015, chương trình đào tạo thạc sỹ kỹ thuật hạ tầng ở ĐH Việt Nhật đã được phê duyệt và bắt đầu tuyển sinh từ năm 2016.

Xây dựng và phát triển

Vượt qua muôn vàn khó khăn về tài liệu, cơ sở vật chất, chỗ làm việc, duy trì tổ chức hoạt động của nhóm, sau 8 năm xây dựng và phát triển, NNC của GS Đức đã lớn mạnh, không chỉ có đông đảo đội ngũ sinh viên, nghiên cứu sinh (NCS) mà còn có nhiều tiến sỹ trẻ tham gia với số lượng hơn 40 thành viên. Thành phần được mở rộng, không chỉ có các đơn vị của ĐHQGHN như ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Công nghệ, ĐH Việt Nhật mà còn có sự tham gia của nhiều NCS và tiến sỹ trẻ đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu khác trên địa bàn cả nước và cả ở nước ngoài. Uy tín của nhóm nghiên cứu đã vang xa và có sức thu hút trong cộng đồng khoa học quốc tế.

Quan trọng hơn, nhóm đã “gặt hái” được nhiều thành tựu quan trọng trong nghiên cứu và đào tạo, đồng thời góp phần phục vụ thực tiễn. Cụ thể, nhóm đã công bố trên 250 bài báo, báo cáo khoa học, trong đó có 120 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế ISI (SCI, SCIE) có uy tín, được cấp 1 bằng sáng chế trong sản xuất chế tạo vật liệu nanocomposite ứng dụng chống thấm, xuất bản giáo trình và sách chuyên khảo (bằng tiếng Anh) phục vụ đào tạo đại học, sau đại học. Trong thời gian qua đã có 5 NCS bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sỹ và hiện đang đào tạo 10 NCS, 2 trong số 4 giải thưởng Nguyễn Văn Đạo của ngành Cơ học thì đó là học trò của GS Đức (TS Hoàng Văn Tùng và TS Trần Quốc Quân).

Ngoài ra, bằng uy tín khoa học của mình, GS. Nguyễn Đình Đức cũng đã thu hút được đội ngũ cán bộ, giáo viên rất giỏi và giàu kinh nghiệm tham gia giảng dạy, hướng dẫn cho học sinh, NCS của những ngành, khoa mới thành lập. Đó là các giáo sư, giảng viên ưu tú đến từ các cơ quan: Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, Học Viện Kỹ thuật Quân sự, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Giao thông, ĐH Xây dựng, ĐH Kiến trúc, ĐH Thủy lợi,…Đồng thời, Viện Cơ học, Viện KHCN Xây dựng, Viện KHCN giao thông. Các doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh này như FECON, CONINCO,… cũng giúp đỡ, ủng hộ mạnh mẽ.

Bên cạnh các hướng nghiên cứu cơ bản, các đề tài khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ, đề tài của NCS trong các ngành mới này đã tập trung vào nghiên cứu một số vấn đề cấp bách trong thực tiễn như: nghiên cứu ổn định an toàn kết cấu dưới các loại tải trọng đặc biệt; vật liệu composite tiên tiến ứng dụng trong đóng tàu; gia cường sửa chữa cầu và các kết cấu công trình xây dựng bằng vật liệu composite; nghiên cứu kỹ thuật khoan cọc nhồi gia công nền móng trong thực tiễn ở Việt Nam; nghiên cứu về công trình xanh và tính toán hiện đại trong thiết kế công trình; sử dụng vật liệu nano làm tăng hiệu qủa sử dụng năng lượng mặt trời; đánh giá trữ lượng và tiềm năng của năng lượng điện gió tại khu vực hải đảo ngoài khơi Việt Nam; đánh giá hiệu quả của BRT; tối ưu hóa các điểm đỗ xe công cộng; v.v…Các sinh viên không chỉ tham gia nghiên cứu, mà còn được gửi đi thực tập thực tế tại các doanh nghiệp. Đặc biệt, các em học thạc sỹ ở ĐH Việt Nhật, với sự tài trợ của JICA được đi thực tập 3 tháng tại Nhật Bản. Nhờ có kiến thức thực tế cũng như chuyên môn vững vàng, sau khi tốt nghiệp đại học, các em đều học chuyển tiếp thạc sỹ, làm NCS, hoặc tìm được việc làm ngay ở các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Với chất lượng đào tạo tốt, một số em tốt nghiệp đại học ở ĐH Công nghệ và thạc sỹ ở ĐH Việt Nhật đã được nhận vào làm việc tại các doanh nghiệp của Nhật Bản và Hàn Quốc.

Hội nhập và sánh vai

Nhóm nghiên cứu của GS. Nguyễn Đình Đức luôn chú trọng nghiên cứu những lĩnh vực mới trong khoa học như: vật liệu chức năng FGM, Vật liệu nano polymer composite, vật liệu đặc biệt chịu tải trọng nổ,… Đây là những hướng nghiên cứu mới của thế giới. Cụ thể, GS Nguyễn Đình Đức đã bắt tay vào nghiên cứu vật liệu FGM năm 2005 và năm 2008 đã cùng NCS có công bố đầu tiên về ổn định tĩnh và động lực học của kết cấu tấm FGM. Kể từ đó đến nay, đã có nhiều bài báo và luận án thạc sỹ, tiến sỹ đề cập đến về vấn đề này. Vật liệu polymer, một vật liệu có nhiều lỗ rỗng và cơ bản là không dẫn điện. Nhưng ông đã nghiên cứu, bổ sung một cách hợp lý các hạt nano để làm giảm các lỗ rỗng, dưới tác động tích cực của một hiệu điện thế, vật liệu polymer, đặc biệt polymer hữu cơ có thể phát quang. Hiệu ứng này đã mở ra muôn vàn ứng dụng trong thực tế,…Kết quả nghiên cứu khoa học của ông và NNC đã được cộng đồng khoa học quốc tế đánh giá cao, được mời báo cáo tại nhiều hội nghị quốc tế tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn độ…

Thông qua buổi Seminar của các nhà khoa học hàng đầu về các kết cấu đặc biệt chịu tải trọng nổ của ĐH Melbourne (Úc) trong một chuyến công tác tại Việt Nam, sáu tháng sau, GS Đức và các cộng sự trong NNC đã có những bài công bố trên các tạp chí quốc tế về vấn đề này và sau đó đã tiến tới ký kết hợp tác giữa NNC của ông và NNC của ĐH Melbourne.

GS Đức và NNC cũng đã hợp tác hiệu quả với các nhà khoa học hàng đầu của ĐH Birmigham trong lĩnh vực Machine learning (học máy – trên nền tảng trí tuệ nhân tạo) thông qua đề tài hợp tác của Quỹ Newton do Hội Khoa học Công nghệ Hoàng Gia Anh tài trợ năm 2017. Thuật toán tối ưu của bầy ong đã được các giáo sư của ĐH Birmingham đề xuất từ những năm 80 và đã có hàng trăm luận án tiến sỹ, hàng nghìn bài báo đã công bố của các nhà khoa học từ nhiều quốc gia nghiên cứu và phát triển mở rộng lý thuyết này ứng dụng trong thực tế và Machine learning. GS Nguyễn Đình Đức và các học trò của ông trong NNC đã tiếp thu, lĩnh hội và áp dụng cho các tối ưu hóa kết cấu FGM, và lần đầu tiên đã đăng cai tổ chức hội nghị quốc tế về tối ứu hóa của bầy ong tại ĐHQGHN vào tháng 3 năm 2018, thu hút được những nhà khoa học từ các trường đại học hàng đầu của Vương Quốc Anh và Trung Quốc tham gia.

GS Nguyễn Đình Đức cho biết, trọng tâm nghiên cứu chuyên sâu và thế mạnh của PTN là các lĩnh vực: composite, vật liệu chức năng và vật liệu nano, vật liệu thông minh. Bên cạnh đó, NNC và PTN của ông cũng là cơ sở nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực vật liệu nano composite ứng dụng trong công nghiệp đóng tàu, trong lĩnh vực năng lượng mới; các loại vật liệu và kết cấu auxetic có khả năng giúp giảm chấn, hấp thu sóng nổ cũng như có thể giúp lưu trữ lượng thông tin khổng lồ, đáp ứng yêu cầu của trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0; các vật liệu tiên tiến có tính năng đặc biệt sử dụng trong các điều kiện khắc nghiệt ở Việt Nam,…Từ đó đã hình thành nên trường phái khoa học về vật liệu và kết cấu tiên tiến gắn với thông minh, với cách mạng công nghiệp 4.0, với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững ở ĐHQGHN do GS. Nguyễn Đình Đức đứng đầu.
GS Nguyễn Đình Đức còn là Trưởng ban tổ chức và giữ vai trò nòng cột của nhiều hội nghị quốc tế có uy tín như: Hội nghị quốc tế về Cơ học Kỹ thuật và Tự động hóa ICEMA 2010, ICEMA 2012, ICEMA 2014, ICEMA 2016; Workshop quốc tế thường niên Vietnam – Canada – Japan về composite; Hội nghị quốc tế về tính toán trong khoa học vật liệu ACCMS TM 2018 (tháng 9 năm 2018) với sự tham gia của hơn 400 nhà khoa học, với hơn 200 báo cáo và 39 báo cáo mời của hàng trăm nhà khoa học hàng đầu từ 14 quốc gia tham dự.

GS Nguyễn Đình Đức cũng là trong số ít các nhà khoa học Việt Nam tham gia hội đồng biên tập của các tạp chí quốc tế có uy tín. Ông là thành viên hội đồng biên tập quốc tế của 4 tạp chí ISI là Cogent Engineering (Nhà xuất bản Taylor & Francis – Vương Quốc Anh), Journal of Science: Advanced Materials and Devices (Nhà xuất bản Elsevier, Hà Lan), Journal of Science and Engineering of Composite Materials (Nhà Xuất bản De Gruyter, Đức), Journal of Mechanical Engineering Science (Proc. IMechE Part C, Nhà xuất Bản SAGE, Viện KHCN Hoàng gia Anh) và được mời làm chuyên gia nhận xét, phản biện cho hơn 60 tạp chí ISI có uy tín của quốc tế. NNC, PTN và Khoa mới thành lập của GS Nguyễn Đình Đức đã và đang có quan hệ hợp tác bình đẳng, ngang tầm với các nhà PTN và các nhà khoa học có uy tín trong các trường đại học hàng đầu của Nhật Bản, Hàn Quốc, Vương quốc Anh, Úc, Canada,….như Đại học Công nghệ Tokyo và Đại học Tổng hợp Tokyo (Nhật Bản), Đại học Tổng hợp Melbourne (Úc), Đại học Birmingham (UK), ĐH Yonsei (Hàn Quốc), Đại học Tổng hợp Matxcova MGU (Liên bang Nga),…Ông cũng là thành viên của Hội đồng quốc tế về tính toán trong khoa học vật liệu ACCMS, thành viên Ủy ban quốc tế về vật liệu chức năng thông minh có cơ lý tính biến đổi FGM.

Các học trò được ông đào tạo và dìu dắt đã tỏa đi bốn phương trời, làm việc trong các môi trường trong nước và quốc tế, được cơ quan, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đánh giá cao về trình độ và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ. Thậm chí có những em đào tạo trong nước ở NNC của GS Nguyễn Đình Đức còn xuất sắc hơn nhiều sinh viên, học viên cao học và NCS được đào tạo 100% ở nước ngoài.

Như vậy, với vai trò là người kiến tạo, cập nhật những hướng nghiên cứu mới nhất của thế giới trong NNC, vai trò nòng cột tổ chức nhiều hội nghị quốc tế có uy tín thành công, là thành viên của những Hội đồng biên tập tạp chí quốc tế có uy tín, đào tạo được những sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh sau khi ra trường đáp ứng được những tiêu chí khắt khe của các cơ quan và doanh nghiệp trong nước cũng như quốc tế…, đã chứng tỏ Thầy, trò của GS. Nguyễn Đình Đức và NNC đã và đang dần hội nhập và sánh vai với nền khoa học các nước trên thế giới. Kết quả đó cũng khẳng định vị thế ngành giáo dục đại học Việt Nam, của Đại học Quốc gia Hà Nội và vai trò của những người thầy cô giáo.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công nêu trên, tâm sự với chúng tôi, GS Nguyễn Đình Đức cũng trăn trở và ước ao giá như được đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất và kinh phí cho nghiên cứu, có cơ chế đột phá để thu hút nhân tài, sẽ giữ chân được nhiều hơn các em học sinh giỏi, tài năng ở lại trường tiếp tục theo đuổi con đường nghiên cứu, thay vì hiện nay các em phải bươn chải kiếm sống ở bên ngoài.
Trên cơ sở đó cũng sẽ thu hút được nhiều tiến sỹ trẻ tài năng ở nước ngoài về làm việc, và đội ngũ cán bộ của nhà trường sẽ ngày càng hùng hậu, sẽ có thêm nhiều công bố quốc tế và phát minh sáng chế hơn nữa.

Giáo sư Nguyễn Đình Đức cũng hy vọng những học trò do ông đào tạo sẽ trở thành những hạt nhân lan tỏa đam mê khoa học và sự cống hiến tới các bạn trẻ để góp phần xây dựng đất nước Việt Nam hội nhập và phát triển, vươn lên bứt phá ngoạn mục trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

Vân Hương

HỘI THẢO ” CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI CÁC NGÀNH KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ”

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ và kéo theo những đổi thay kỳ diệu, chưa từng có trong lịch sử, và đặc biệt tác động mẽ và trực tiếp tới các lĩnh vực kỹ thuật -công nghệ.

Đã có nhiều hội thảo về CMCN 4.0, nhưng hội thảo này sẽ tập trung đến các ngành kỹ thuật – công nghệ.

Hội thảo chia sẻ thông tin và giới thiệu về các hướng nghiên cứu hiện đại nhất của thế giới và những đổi mới trong đào tạo nguồn nhân lực trong các lĩnh vực này, như CNTT, Tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, vật liệu mới, công trình xanh, thành phố thông minh, …. từ CNTT đến Kỹ thuật hạ tầng, từ đó gợi mở để đổi mới chương trình đào tạo, tập hợp lực lượng xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh trong các trường đại học, viện nghiên cứu để tiếp cận và hội nhập với thế giới.

Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu từ các cơ quan khoa học lớn của Việt Nam như ĐHQGHN, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, ĐH Bách Khoa HN, Học Viện KTQS, ĐH Xây dựng, ĐH Giao thông, Viện KHCN Xây dựng, Viện KHCN Giao thông, CONINCO,…và các doanh nghiệp Việt Nam, Nhật Bản, các nhà quản lý khoa học và giáo dục – đào tạo.

Hội thảo do ĐH Việt Nhật, phối hợp với ĐH Nguyễn Tất Thành và Hội Cơ học Việt Nam tổ chức.

BTC Trân trọng thông báo và kính mời các chuyên gia, nhà khoa học, các thầy cô, các bạn NCS, học viên cao học và sinh viên, và những ai quan tâm tham dự.

Thời gian: 8:30 đến 12:00, ngày 27/10/2018 (Thứ bảy)
Địa điểm: Phòng 415, Trường Đại học Việt Nhật, Đường Lưu Hữu Phước, Khu đô thị Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Liên hệ:

Trưởng Ban Tổ chức: GS.TSKH Nguyễn Đình Đức

Thư ký Hội nghị:
-1)TS. Phan Lê Bình (Mr.) – Chuyên gia JICA/Giảng viên, Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN – Email: pl.binh@vju.ac.vn – Điện thoại: 0936148669
-2) TS. Đặng Thanh Tú (Ms.) – Phó Trưởng Phòng Đào tạo, Xúc tiến nghiên cứu và phát triển, Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN – Email: dt.tu@vju.ac.vn – Điện thoại: 0903251759

Thư ký hành chính:
Bùi Hoàng Tân (Mr.) – Trợ lý Chương trình Thạc sỹ Kỹ thuật hạ tầng, Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN – Email: bh.tan@vju.ac.vn – Điện thoại: 0936460707.

GS Nguyễn Đình Đức: 3 thành tựu nổi bật của giáo dục đại học Việt Nam

THÀNH TỰU NỔI BẬT CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM QUA 5 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 29/TW-2013 VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp chấn hưng đất nước.  Giáo dục đại học (bao gồm cả đào tạo đại học, sau đại học) là cấu thành vô cùng quan trọng của hệ thống giáo dục, bởi nói đến giáo dục đại học là nói đến nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao – chính là giá trị cốt lõi – là chìa khóa để đất nước chúng ta có thể nắm bắt được những thành tựu của khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại và những vận hội mới, đưa đất nước ta vượt qua thách thức, tiến lên phía trước, sánh vai với các nước năm châu.

Đúng 5 năm trước đây, trong Nghị Quyết 29/TW ngày 04-11-2013 của BCH Trung ương (sau đây gọi tắt là NQ29) đã nhận định “chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp’’ và đã chỉ ra giáo dục đại học “tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”.

Sau 5 năm triển khai thực hiện NQ29, đã có nhiều hội nghị, hội thảo tổng kết và đánh giá toàn diện và đầy đủ ở những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, khái quát lại , tôi thấy về tổng thể, giáo dục đại học có một số thành tựu lớn, nổi bật như sau:

        Một là, giáo dục đại học Việt Nam đã hội nhập và tiếp cận các chuẩn mực quốc tế

         Có thể thấy chưa bao giờ giáo dục của Việt Nam đổi mới nhanh và mạnh mẽ, tiếp cận các chuẩn mực của quốc tế như những năm qua. Minh chứng cho nhận định này có thể thấy qua việc kiểm định chất lượng giáo dục đại học, xếp hạng đại học.

Các cơ sở giáo dục đại học của chúng ta không thể hội nhập với thế giới nếu không được kiểm định chất lượng. Người tốt nghiệp có tấm bằng của cơ sở giáo dục hoặc của chương trình đào tạo đã được kiểm định có cơ hội công ăn việc làm và hội nhập tốt hơn. Đến nay, hầu hết tất cả các cơ sở giáo dục đại học đều đã có đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng. Tính đến tháng 5/2016, có 229/266 (chiếm 86,1%) cơ sở giáo dục đại học do Bộ GDĐT quản lý đã thành lập được đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng, một số trường còn lại giao một số cán bộ phụ trách hoạt động đảm bảo chất lượng. Cả nước hiện nay có 05 Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục đươc thành lập và được cấp phép hoạt động. Đã tổ chức 5 đợt tuyển chọn và cấp thẻ kiểm định viên, có 346 người đã được cấp thẻ kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

Tính đến ngày 31/8/2018, có 218 cơ sở giáo dục đại học và 33 trường cao đẳng sư phạm hoàn thành tự đánh giá; 124 cơ sở giáo dục đại học và 03 trường cao đẳng sư phạm được đánh giá ngoài, trong đó 117 cơ sở giáo dục đại học và 03 trường cao đẳng sư phạm đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng; 10 chương trình đào tạo được đánh giá ngoài và được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng; 06 trường đại học được đánh giá ngoài và được công nhận theo tiêu chuẩn đánh giá cơ sở giáo dục của Hội đồng Cấp cao về Đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học Pháp (HCERES) và Mạng lưới đảm bảo chất lượng các trường đại học ASEAN (AUN-QA); 107 chương trình đào tạo được đánh giá ngoài và công nhận.

Công tác kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam đã định hướng theo các tiêu chí chuẩn mực của khu vực  và thế giới. Trong những năm gần dây, hoạt động kiểm định đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhất là các cấp quản lý giáo dục, các nhà trường được tiếp cận với mô hình quản lý hiện đại, tiên tiến. Qua tự đánh giá, đánh giá ngoài nhiều nhà trường đã thấy được điểm mạnh, điểm yếu và đã xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng sát thực và hiệu quả hơn. Các cơ sở giáo dục đã thay đổi cách nhìn nhận về công tác quản lý và chỉ đạo, tăng cường năng lực quản lý nhà trường và quản lý dạy, học. Kiểm định chất lượng giáo dục tạo động lực cho công tác đánh giá nói chung, góp phần quan trong thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục và hội nhập với thế giới.

Bên cạnh hoạt động kiểm định, xếp hạng đại học là hoạt động cũng được Bộ giáo dục Đào tạo và các trường đại học Việt Nam đặc biệt coi trọng trong những năm qua. Nếu kiểm định phản ánh chất lượng thì xếp hạng đại học nói lên đẳng cấp.

Lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục đại học Việt Nam, vào năm 2018, 2 Đại học Quốc gia có tên trong danh sách xếp hạng 1000 trường hàng đầu thế giới theo bảng xếp hạng QS; trên 10 cơ sở GDĐH của Việt Nam có tên trong các bảng xếp hạng nghiên cứu SCImago, thứ hạng cũng dần được cải thiện. Ngoài ra, còn có 3 cơ sở GDĐH được chứng nhận 3 sao theo QS-Stars. Có thể thấy những thành tựu về kiểm định chất lượng và xếp hạng đại học là minh chứng cho sự thành công, sự chuyển mình, cho sự đổi mới toàn diện và hội nhập của giáo dục đại học Việt Nam với quốc tế trong thời gian qua.

          Hai là, tạo được sự đột phá, chuyển biến về chất lượng. Công bố quốc tế, chất lượng đội ngũ giảng viên và chất lượng người học ở bậc đại học và sau đại học đã có những bước nhảy vọt, đột phá so với giai đoạn trước

Trong thời gian 5 năm qua, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế mới về đào tạo đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, trong đó chuyển đổi hoàn toàn từ đào tạo niên chế sang tín chỉ và yêu cầu xác định chuẩn đầu ra của từng chương trình đào tạo. Chất lượng đầu ra của người học về ngoại ngữ và chuyên môn đều yêu cầu cao hơn so với trước đây. Đặc biệt về ngoại ngữ đến nay đã có những bước tiến quan trọng: chuẩn đầu ra về ngoại ngữ bậc đại học là B1; chuẩn đầu vào với thạc sĩ là B1 và B2 với NCS. Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo còn yêu cầu phải trang bị kiến thức về CNTT và các kỹ năng mềm cho người học. Đây là những chỉ đạo và định hướng đổi mới giáo dục đại học hết sức quan trọng, đúng đắn và kịp thời.

Mặt khác, trước đây, hoạt động nghiên cứu khoa học, gắn kết chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu thường chỉ được chú trọng ở các đại học lớn. Sau khi có NQ29, để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, hoạt động đào tạo gắn với nghiên cứu được Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm chỉ đạo triển khai ở tất cả các trường đại học. Các trường đại học đã chú trọng xây dựng các nhóm nghiên cứu (NNC) để tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế. Ngoài hai Đai học Quốc gia, nhiều trường đại học đã xác định mục tiêu phát triển thành các đại học nghiên cứu tiên tiến. Theo báo cáo khảo sát của Bộ giáo dục Đại học, tính đến hết năm 2017 trong các trường đại học có 945 NNC, một trường đại học có trung bình 7 NNC trong đó cơ sở đào tạo có nhiều nhóm nghiên cứu nhất là Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Đà Nẵng, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, ĐHQG Hà Nội, ĐH Tây Nguyên,..

Thành tích lớn nhất của 5 năm qua là chúng ta đã tạo được sự chuyển biến đột phá về chất lượng. Chất lượng đội ngũ đã tăng lên từng bước, từng năm theo chuẩn quốc tế. Nếu như trước đây, GS, PGS,TS không yêu cầu bắt buộc có công bố quốc tế, thì nay, với quy chế mới về tiêu chuẩn chức danh, bắt buộc yêu cầu GS,  PGS và cả các  NCS khi bảo vệ luận án đều phải có công bố quốc tế.

Nếu như năm 2006, mới có anh Trần Hữu Nam, NCS ngành toán của ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN lần đầu tiên làm NCS trong nước đã công bố được 1 bài ISI trong quá trình làm luận án(và đã được đặc cách bảo vệ sớm luận án TS, thì nay 80% các NCS trong lĩnh vực KHTN- CN của ĐHQGHN, cũng như nhiều NCS của ĐH Bách Khoa Hài Nội, ĐH Y Hà Nội, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Duy Tân  và nhiều trường đại học khác khi bảo vệ luận án TS đều đã có công bố quốc tế ISI,….Cá biệt có những trường hợp đặc biệt xuất sắc như NCS Trần Quốc Quân, NCS Phạm Hồng Công – ngành Cơ học Kỹ thuật của Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN, từ khi là sinh viên đến khi bảo vệ luận án TS chỉ có 3 năm (được chuyển tiếp NCS) và mỗi em đã có khoảng 20 bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín, còn hơn nhiều NCS được đào tạo hoàn toàn ở nước ngoài).

Nhờ nâng chuẩn chất lượng và có chính sách hỗ trợ cho nghiên cứu và các nhóm nghiên cứu, công bố quốc tế của Việt Nam đã đặc biệt tăng mạnh trong 3 năm gần đây. Năm 2013, trước khi có NQ 29, tổng công bố quốc tế của cả Việt Nam hết sức khiêm tốn, ở mức 2309 bài, thì theo thống kê mới đây nhất của nhóm nghiên cứu độc lập của ĐH Duy Tân, tính từ 2017 đến thời điểm công bố vào tháng 6/2018, chỉ riêng các công bố quốc tế của 30 trường đại học Việt Nam hàng đầu trong danh sách này đã đạt 10.515 bài, và hơn cả giai đoạn 5 năm trước 2011-2015, khi đó toàn Việt Nam, trong 5 năm mới có 10.034 bài.

Nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế đã trở thành tiêu chí bắt buộc của giảng viên đại học. Công văn việc làm, kiến thức chuyên môn song hành với ngoại ngữ và kỹ năng mềm cho người học là kim chỉ nam cho hoạt động đào tạo trong các trường đại học hiện nay. Cho thấy giáo dục đại học Việt Nam đang có sự chuyển biến và đột phá về chất hết sức quan trọng, theo các yêu cầu và chuẩn trình độ quốc tế.

 Ba là, chăm lo đào tạo và bồi dưỡng nhân tài; có sự chuyển dịch mạnh mẽ và kịp thời cơ cấu ngành nghề, nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0.

              Một thành tựu nữa không thể không nhắc đến là đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Bên cạnh các chương trình đào tạo chuẩn, Bộ giáo dục và Đào tạo còn chỉ đạo các trường đại học tích cực triển khai các chương trình đào tạo tài năng, tiên tiến, chất lượng cao để đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Chương trình tài năng đào tạo các cử nhân, kỹ sư có năng khiếu trong lĩnh vực khoa học cơ bản (cử nhân tài năng) và kỹ thuật công nghệ (kỹ sư tài năng). Chương trình đào tạo tiên tiến là các chương trình đào tạo bậc đại học, áp dụng cho các ngành khoa học tự nhiên-công nghệ, sử dụng toàn bộ chương trình, giáo trình của một đại học nước ngoài, giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, do Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và cấp kinh phí triển khai thực hiện. Đội ngũ giảng viên tham gia chương trình là của Việt Nam và một số giảng viên nước ngoài, nhằm phát triển quốc tế hóa chương trình đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực toàn cầu. Bên cạnh đó, với chương trình 911, 322, chúng ta đã cử đi đào tạo được hàng nghìn trí thức trẻ, ưu tú ở nước ngoài.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển nhanh chưa từng có kéo theo yêu cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao và đang tạo ra những cơ hội cũng như thách thức với giáo dục đại học. Giáo dục đại học Việt Nam bước đầu đã có sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề phù hợp. Theo số liệu tổng kết năm học 2016-2017 của Bộ giáo dục và Đào tạo, tổng quy mô sinh viên (SV) ĐH là 1.767.879 sinh viên, giữ khá ổn định so với những năm trước; quy mô SV cao đẳng sư phạm giảm 14,3%, chỉ còn 47.800 SV. Phần lớn SV tập trung theo học các ngành thuộc Khối ngành V, III: Toán và thống kê; Máy tính và công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật; Kỹ thuật; Sản xuất chế biến; Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thuỷ sản; Thú y và Khối ngành: kinh doanh quản lý, pháp luật. Tính từ đầu năm 2016 đến 31/7/2017, tổng số ngành mở mới ở trình độ ĐH là 184 ngành, tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành Kỹ thuật, Công nghệ kỹ thuật, Máy tính và Công nghệ thông tin, Khoa học xã hội và hành vi, Kinh doanh quản lý, Pháp luật. Mới đây, Bộ Giáo dục Đào tạo cũng đã có công văn 5444/BGDĐT-GDĐH ngày 16/11/2017 ban hành cơ chế đặc thù về đào tạo CNTT, cho phép sinh viên các ngành khác được học thêm văn bằng 2, chính quy về CNTT. Một số ngành mới khác như an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu, robotic, khoa học dữ liệu, công nghệ hàng không vũ trụ đã được mở ở ĐHQGHN; các ngành tự động hóa, CNTT, khoa học máy tính, an toàn thông tin, trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano,…được giảng dạy và đào tạo ở nhiều  trường đại học trong cả nước, cho thấy ngành giáo dục đại học của chúng ta đang đi đúng hướng, bắt nhịp được với xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0 đang diễn ra khắp nơi cũng như trong tất cả các lĩnh vực trên thế giới.

           Tóm lại, trong 5 năm thực hiện NQ 29, chúng ta đã thu được nhiều thành tựu quan trọng. Bài viết này muốn tổng kết và nhấn mạnh đến 3 thành tựu nổi bật của giáo dục đại học Việt Nam đã làm được trong 5 năm qua, đó là chúng ta đã hội nhập và theo chuẩn mực của quốc tế; đã có sự đột phá về chất lượng và có sự chuyển mình mạnh mẽ về chương trình đào tạo, cơ cấu nguồn nhân lực. Những thành tựu đổi mới đó tác động đến toàn bộ hoạt động của ngành giáo dục, và sâu xa hơn, đến toàn thể xã hội, chi phối và làm đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống giáo dục của nước nhà. Thành quả lớn lao nhất là từ chính những đổi mới đó, chúng ta đã đào tạo được đội ngũ cán bộ kế cận và nguồn nhân lực có chất lượng, có trình độ cao, trẻ tuổi tài năng, đủ sức gánh vác sứ mệnh lớn lao và vẻ vang của đất nước  trong giai đoạn mới.

GS.TSKH Nguyễn Đình ĐứcĐại học Quốc gia Hà Nội

Chúc mừng sinh nhật GS Nguyễn Đình Đức

Chúc mừng sinh nhật GS Nguyễn Đình Đức: 11/10

Đại diện BGH Trường ĐHCN, các đồng  nghiệp, học trò chân thành chúc mừng sinh nhật GS Nguyễn Đình Đức – Trưởng PTN, Chủ nhiệm Bộ môn. GS là người  đã dày công gây dựng nhóm nghiên cứu, sáng lập Phòng Thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu tiên tiến, sáng lập Bộ môn (Khoa) Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng – Giao thông – người đã dìu dắt bao thế hệ học trò đi đến thành công.

Xin cảm ơn Thầy.  Các thế hệ học trò xin gửi tới người Thầy đáng kính lời tri ân, tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất, và kính chúc Thầy luôn dồi dào sức khỏe, luôn thật nhiều niềm vui và hạnh phúc, cống hiến thật nhiều cho khoa học và cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.  Chúng em rất tự hào về Thầy.

 IMG_3373

 

Hợp tác với Đại học Kanto Gakuin (Nhật Bản) trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật xây dựng

Ngày 26/09, Đoàn  các giáo sư của Đại học Kanto Gakuin (Nhật Bản) đã tới thăm  ĐH Công nghệ, ĐHQGHN và trao đổi hợp tác trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật xây dựng. Đoàn do GS. TS Hiroyoshi Kiku – Hiệu trưởng dẫn đầu.

GS. TS Hiroyoshi Kiku – Hiệu trưởng Trường Đại học Kanto Gakuin đã giao lưu, nói chuyện với sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng với chủ đề về sự phát triển và tầm quan trọng của lĩnh vực kỹ thuật xây dựng dân dụng tại Nhà G3.

Tham dự buổi giao lưu và tiếp đoàn về phía Trường ĐHCN có PGS.TS. Nguyễn Việt Hà – Hiệu trưởng Nhà trường, TS. Phạm Minh Triển – Phó trưởng phòng KHCN&HTPT, PGS.TS. Phạm Mạnh Thắng – Phó Chủ nhiệm khoa CHKT&TĐH, GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức – Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ xây dựng – giao thông trực thuộc trường, ThS. Vũ Bích Hà – Phó trưởng phòng Đào tạo.

Phát biểu tại buổi giao lưu, Hiệu trưởng Nguyễn Việt Hà khẳng định buổi giao lưu giữa Hiệu trưởng trường ĐH Kanto Gakuin với sinh viên trường ĐHCN nhằm định hướng nghề nghiệp tương lai cho sinh viên. Đồng thời giúp các em thấy được khả năng phát triển ngành nghề của bản thân, cũng như cơ hội việc làm đối với lĩnh vực kỹ thuật xây dựng dân dụng tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.

Trong phần giao lưu với sinh viên, GS. TS Hiroyoshi Kiku nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành kỹ thuật xây dựng: “Tôi muốn các bạn tân sinh viên cần nhận thức rằng ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng là một ngành học cao quý, là một nghề quan trọng đối với các quốc gia, với xã hội cũng như với tất cả mọi người; và tự sự nhận thức một cách đầy đủ đó sẽ tạo động lực cho các bạn trong suốt quá trình học tập sắp tới đây ở trường đại học”.

Chia sẻ về ý nghĩa của từ kỹ thuật xây dựng dân dụng, Hiệu trưởng trường ĐH Kanto Gakuin cho biết: “Lĩnh vực về kỹ thuật xây dựng mà các bạn sẽ học trong thời gian tới có thể coi là một ngành kỹ thuật tổng hợp rất rộng lớn. Bên cạnh các ngành thuộc về lực học, nguyên vật liệu học như ngành cấu trúc xây dựng, địa chất, thủy văn hay cấu tạo bê tông còn bao gồm cả các ngành kỹ thuật ứng dụng như kỹ thuật dự phòng thiên tai, kỹ thuật quan trắc động đất, và các ngành mang tính kinh tế – xã hội sâu sắc như kỹ thuật giao thông, phát triển đô thị; tất cả các ngành, lĩnh vực đó đều thuộc phạm trù kỹ thuật xây dựng. Trong quá trình học tập, điều các bạn được học không phải là các kỹ năng để trờ thành các người thợ lành nghề, mà trên hết các bạn sẽ được đào tạo để trở thành các kỹ sư, các nhà kỹ thuật nắm rõ các kỹ năng, trở thành các nhà quản lý cho các dự án xây dựng trong tương lai. Để hiện thực hóa giấc mơ đó, yếu tố tối quan trọng với các bạn đó là phải nhận thức rõ về triết lý và tinh thần làm việc của một kỹ sư xây dựng, và nhiệt huyết đóng góp cho phát triển xã hội, con người”. (Giới thiệu về toàn văn bài phát biểu của Hiệu trưởng trường ĐH Kanto Gakuin).

Một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của lĩnh vực xây dựng, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức nhận định dựa trên vốn ODA dành cho lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam những năm qua rất lớn, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh và doanh thu từ xây dựng chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu GDP của Việt Nam, đã cho thấy lĩnh vực này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản có vai trò quan trọng trong lĩnh vực này. Từ khi thành lập cho đến nay, ĐHQGHN luôn có thế mạnh về khoa học cơ bản và đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ các ngành khoa học cơ bản sang các ngành kỹ thuật công nghệ, liên ngành. Dựa vào các thế mạnh của Trường ĐHCN nói riêng  và ĐHQGHN nói chung về toán học, vật lý, cơ học, CNTT và các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ cao, vì vậy các kỹ sư xây dựng của ĐH Công nghệ có sự khác biệt và khi tốt nghiệp đều có khả năng làm việc và hòa nhập nhanh chóng với môi trường làm việc trong lĩnh vực xây dựng ở trong và ngoài nước. Thay mặt cán bộ và sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng, Giáo sư Nguyễn Đình Đức bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các giáo sư Nhật Bản và hi vọng trong thời gian tới cả hai bên sẽ có thêm nhiều hợp tác cụ thể hơn nữa trong lĩnh vực này.

Kết thúc buổi giao lưu với sinh viên, đoàn trường Đại học Kanto Gakuin tiếp tục trao đổi về việc hợp tác cụ thể với Bộ môn Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng Giao thông – Trường ĐHCN trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu trong linh vực công nghệ kỹ thuật xây dựng. Mục đích của buổi làm việc là triển khai hợp tác theo văn bản đã ký kết giữa Trường ĐHCN và Trường Đại học Kanto Gakuin. Cụ thể, trong thời gian tới Trường ĐHCN sẽ trao đổi, phối hợp đào tạo các học viên cao học; tổ chức khóa học ngắn hạn tại Trường ĐHCN với sự tham gia của giảng viên Trường ĐH Kanto Gakuin; ĐH Kanto Gakuin sẽ bảo trợ, giúp đỡ ĐH Công nghệ trong lĩnh vực đào tạo bồi dưỡng giáo viên, cũng như đào tạo sau đại học tại Nhật Bản; hỗ trợ xây dựng các phòng thí nghiệm trong nghiên cứu và đào tạo cũng như khả năng thực hành, thực tập cho sinh viên trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật xây dựng.

Trường Đại học Kanto Gakuin được thành lập năm 1884 nằm ở tỉnh Yokohama của Nhật Bản, có lịch sử xây dựng và phát triển hơn 130 năm, là một trường nổi tiếng tại Nhật Bản về lĩnh vực công nghệ bề mặt vật liệu và công nghệ xây dựng dân dụng. Đối với bậc đại học, Trường Đại học Kanto Gakuin có 10 khoa với 11.000 sinh viên; bậc sau đại học có 4 khoa.

Tuyết Nga (UET)