Giáo sư Nguyễn Đình Đức: Hòa mình vào thực tiễn để nghiên cứu có ứng dụng cao

Theo Giáo sư Nguyễn Đình Đức, khi nhà khoa học đi sâu vào thực tiễn, hòa mình vào thực tiễn thì sẽ ứng dụng được các nghiên cứu, mang lại giá trị thiết thực cho cộng đồng.

Giáo sư Nguyễn Đình Đức (Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội) vừa vinh dự nhận Giải thưởng Bảo Sơn – giải thưởng vinh danh các công trình nghiên cứu xuất sắc mang lại nhiều giá trị trong thực tiễn.

30 năm bền bỉ

Công trình đạt giải thưởng của Giáo sư Nguyễn Đình Đức là cụm công trình “Nghiên cứu và ứng dụng vật liệu và kết cấu compozite ba pha tiên tiến trong kỹ thuật.” Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu bền bỉ và đưa vào ứng dụng trong thực tế của Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Nguyễn Đình Đức trong suốt hơn 30 năm qua.

Hành trình ấy bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ 20, tại Phòng thí nghiệm Vật liệu compozit của Viện nghiên cứu chế tạo máy, Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô – một trong những phòng thí nghiệm tiên tiến và hiện đại nhất về vật liệu compozit của thế giới lúc bấy giờ.

Với nỗ lực bền bỉ, Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã phát hiện ra một cấu trúc vật liệu compozit cacbon-cacbon mới có cấu trúc không gian 3 pha với tính năng siêu bền cơ học, siêu bền nhiệt và siêu nhẹ, có vị trí rất quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp và an ninh quốc phòng, đặc biệt trong công nghệ chế tạo tên lửa.

Sự phát hiện của Giáo sư Nguyễn Đình Đức là lời giải đáp mà nhiều nhà vật lý và công nghệ vật liệu chưa thể giải quyết được để nâng cao tính năng cơ lý của vật liệu compozit.

Bên cạnh đó, nghiên cứu đã tính toán được sự tương tác giữa nền với sợi và hạt. Các công thức xác định các mô đun đàn hồi được thể hiện ở dạng giải tích, do đó, khi thay đổi các tham số lựa chọn ban đầu, chúng ta có thể thiết kế vật liệu compozit mới có các tính chất cơ lý mong muốn.

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu cơ bản và thực nghiệm, Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã chứng minh được khi bổ sung các hạt, đặc biệt là các hạt có kích thước nano, sẽ làm giảm mạnh các lỗ rỗng, nâng cao tính năng cơ lý của vật liệu compozit như tăng đàn hồi, tăng khả năng chịu nhiệt, giảm các biến dạng dẻo và từ biến, tăng tuổi thọ của vật liệu.

Giáo sư Nguyễn Đình Đức nhận Giải thưởng Bảo Sơn. (Ảnh: NVCC)

Từ năm 2012, Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã phối hợp với Viện nghiên cứu chế tạo tàu thủy – Đại học Nha Trang, ứng dụng thành công trong việc chống thấm cho đà máy tàu thủy bằng compozit nền polymer 3 pha khi bổ sung các hạt titan oxit, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế năm 2016. Từ đó, nhờ áp dụng những thành tựu nghiên cứu khoa học, Viện đã nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh, liên tục phát triển, đã đóng hơn 60 tàu và nhiều thiết bị bằng compozit trong lĩnh vực tàu thuyền và hậu cần nghề cá, với tổng doanh thu trên 300 tỷ đồng.

Giáo sư Nguyễn Đình Đức cũng đã nghiên cứu, tính toán dao động, ổn định tĩnh và động lực học của các kết cấu tấm, vỏ được làm từ compozit 3 pha và các kết cấu này có thể ứng dụng trong các công trình xây dựng và hạ tầng, đóng tàu, các tấm pin hấp thụ năng lượng mặt trời, cho đến thân vỏ các kết cấu compozit ứng dụng trong hàng không, vũ trụ, và các kết cấu chịu các điều kiện tác động phức tạp của nhiệt, điện, từ trường.

Xây dựng trường phái nghiên cứu mới

Theo đánh giá của Hội đồng xét giải thưởng Bảo Sơn năm 2024, công trình nghiên cứu compozit 3 pha có cấu trúc không gian của Giáo sư Nguyễn Đình Đức có hàm lượng tri thức, hàm lượng khoa học cũng như tính ứng dụng cao, khẳng định tầm vóc nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam trong lĩnh vực vật liệu tiên tiến, xứng đáng được vinh danh.

Hội đồng cũng nhận định điểm đặc biệt trong công trình bền bỉ của ông là không chỉ xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng trong thực tiễn mà còn làm nên một trường phái về compozit 3 pha của Việt Nam với tên tuổi và uy tín được cộng đồng khoa học quốc tế biết đến và đánh giá cao.

Giáo sư Nguyễn Đình Đức (đứng giữa) và các học trò. (Ảnh: NVCC)

Chỉ riêng trong mảng nghiên cứu vật liệu compozit 3 pha, Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã đào tạo thành công nhiều tiến sỹ. Hiện các học trò của ông vẫn đang tiếp tục nghiên cứu theo nhiều hướng ứng dụng các vật liệu compozit 3 pha tiên tiến trong công nghiệp đóng tàu hiện đại hơn và các lĩnh vực công nghiệp khác ở Việt Nam.

Trong suốt quá trình hoạt động khoa học, giáo sư Nguyễn Đình Đức đã công bố gần 400 bài báo, công trình khoa học, trong đó có hơn 220 bài trên các tạp chí quốc tế trong danh mục ISI. Riêng về compozit 3 pha, ông đã công bố trên 30 bài báo, công trình với hơn 20 bài trên các tạp chí quốc tế ISI uy tín.

Trong 6 năm liên tiếp từ 2019 đến nay, Giáo sư Nguyễn Đình Đức liên tục lọt top 10.000 nhà khoa học có chỉ số công bố, nghiên cứu ảnh hưởng nhất thế giới, đứng thứ 78 trong lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ trong năm 2024. Ông vinh dự được mời tham gia vào hội đồng khoa học của các tạp chí khoa học thuộc danh mục ISI của cộng đồng khoa học quốc tế.

Vinh dự nhận Giải thưởng Bảo Sơn, Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Đình Đức cho hay giải thưởng là nguồn cổ vũ, động viên lớn lao để ông và các đồng nghiệp tiếp tục chinh phục những đỉnh cao mới trong khoa học, đem kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ thiết thực đời sống của nhân dân, đất nước.

Chia sẻ về dự định trong thời gian tới, Giáo sư Nguyễn Đình Đức cho biết ông sẽ tiếp tục nghiên cứu các vật liệu mới có tính năng ưu việt như pentagraphin, auxetic, các compozit được gia cường bởi các ống nano carbon (CNT), graphene… giúp tăng cường đáng kể độ bền cơ học, độ dẫn nhiệt và điện – hướng tới các ứng dụng trong lĩnh vực điện tử, năng lượng tái tạo, lưu trữ thông tin và hàng không vũ trụ và đặc biệt là ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các bài toán kỹ thuật.

“Những nghiên cứu khoa học cao siêu nhưng lại rất gần gũi trong thực tiễn. Khi nhà khoa học đi sâu vào thực tiễn, hòa mình vào thực tiễn thì sẽ ứng dụng được các nghiên cứu, mang lại giá trị thiết thực cho cộng đồng,” Giáo sư Nguyễn Đình Đức nói./.

Professor Nguyen Dinh Duc Honored at the 2024 Bao Son Award for Outstanding Contributions to Science and Practical Applications in Vietnam

Professor, Doctor of Science (GS.TSKH) Nguyen Dinh Duc – former Chairman of the University Council at the University of Engineering and Technology, Vietnam National University, Hanoi (VNU-UET), and currently Dean of the Faculty of Civil Engineering – will officially be honored at the 2024 Bao Son Award Ceremony, one of the most prestigious and significant awards in Vietnam in the fields of science and technology.

With over 40 years of experience in scientific research and education management, Professor Nguyen Dinh Duc has made profound contributions to the development of VNU and UET, whether as an educator, a scientist, or an administrator. He has held numerous key leadership positions such as Head of the Department of Science and Technology, Head of the Training Department – VNU hanoi, Vice Rector of the University of Engineering and Technology, Chairman of the University Council of VNU-UET, and currently Head of the Department of Civil and Transportation Engineering. In all these roles, he has performed his duties with excellence.

In scientific research, Professor Nguyen Dinh Duc has published over 400 papers and scientific works, including nearly 250 articles in ISI-indexed international journals. Since 2019, he has continuously been ranked among the top 10,000 most influential scientists globally and the top 100 leading scientists in the field of Engineering and Technology – ranking 74th in the world in 2024.

Between 2020 and 2025 alone, Professor Duc has led 12 research projects at various levels, including two national-level projects, two basic research projects funded by the Nafosted Foundation, and four ministerial-level projects. He has published nearly 100 ISI papers, all in Q1/Q2 journals, with 20% in top 5% ISI journals. During this same period, nine of his PhD students have successfully defended their dissertations.

The series of works titled “Research and Application of Advanced Three-Phase Composite Materials in Engineering” stems from the discovery of a novel carbon-carbon composite material with a spatial three-phase structure featuring ultra-high mechanical strength, thermal resistance, and lightweight properties. These materials play a critical role in both industrial and defense sectors, especially in missile manufacturing, making them a focus of research for global superpowers. The idea of developing such ultra-durable carbon composites to improve missile range and flight time was part of Professor Duc’s Doctor of Science thesis at the Composite Materials Laboratory of the Research Institute of Machine Design, Academy of Sciences of the former Soviet Union—one of the most advanced composite laboratories in the world in the late 1990s and home to leading Russian professors and academicians.

Professor Duc’s discovery addressed a long-standing challenge in the physics and materials science communities—enhancing the mechanical and physical properties of composites while accounting for nonlinear relationships and interactions between reinforcing components. His research into ideal 3D and 4D composite structures has been widely published in leading international journals and has significantly advanced the field of new materials. It has also provided a solid foundation for practical applications in industry, daily life, and national defense.

His work has been highly recognized and appreciated by the global scientific community. He has been invited to join the editorial boards of prestigious ISI journals such as Acta Mechanica (Springer), Aerospace Science and Technology (Elsevier), ZAMM – Journal of Applied Mathematics and Mechanics (Wiley), among others. He has also been invited to deliver keynote speeches at plenary sessions of major international conferences on materials science.

In Vietnam, Professor Duc has established a strong research group in advanced materials and structures, thereby founding a new scientific school in this field aimed at nurturing young talents and applying research results in practice. Between 2010 and 2012, he collaborated with the Shipbuilding Research Institute of Nha Trang University to successfully apply a three-phase polymer composite with titanium oxide particles for waterproofing ship engine foundations. This innovation was granted a patent by the Intellectual Property Office in 2016. His solution not only brought high economic efficiency to the receiving units but also opened new prospects for applications in various fields.

Sharing his thoughts on the Bao Son Award and future research directions, Professor Nguyen Dinh Duc stated:  “This is a very prestigious award that acknowledges the dedication and efforts of Vietnamese scientists and technologists. It is also a great source of encouragement for me and my colleagues to continue reaching new scientific heights and turning research results into practical contributions for the people and the nation.


In the near future, my team and I will continue our research on advanced materials such as pentagraphene, auxetics, and composites reinforced with carbon nanotubes (CNTs) and graphene, aiming to significantly improve mechanical strength, thermal and electrical conductivity for applications in electronics, renewable energy, data storage, aerospace, and especially artificial intelligence applications in engineering problems.”

On this occasion, Professor Duc extended his heartfelt gratitude and best wishes to his family, colleagues, the leadership of the University of Engineering and Technology, the VNU leadership, the Shipbuilding Research Institute of Nha Trang University, and especially to the Chairman of Bao Son Group, the Bao Son Award Council, and the 2024 Scientific Review Panel.

The recognition of Professor Nguyen Dinh Duc with the Bao Son Award this year is not only a personal honor but also a source of pride for his research team, students, University of Engineering and Technology and VNU. It serves as a powerful motivation and inspiration for young scientists, PhD candidates, graduate students, and undergraduates to confidently pursue scientific careers and devote themselves to applying research for the betterment of the country—a prosperous and powerful Vietnam.

The Bao Son Award Ceremony 2024 will take place at 7:30 PM on May 11, 2025, at the Hanoi Opera House, and will be broadcast live on VTV1.

Details of Professor Nguyen Dinh Duc’s research (available in both Vietnamese and English)

(UET-News)

See more

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức được vinh danh tại Giải thưởng Bảo Sơn 2024 vì những đóng góp xuất sắc cho khoa học và ứng dụng trong thực tiễn ở Việt Nam

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Nguyên Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, hiện là Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông  sẽ chính thức được vinh danh tại lễ trao Giải thưởng Bảo Sơn 2024, một trong những giải thưởng lớn và uy tín nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Trải qua hơn 40 năm hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và quản lý giáo dục, dù ở bất cứ cương vị công tác nào – vai trò nhà giáo, nhà khoa học hay nhà quản lý, Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã có những đóng góp rất quan trọng vào sự phát triển của ĐHQGHN. Ông từng đảm nhận nhiều vị trí quản lý chủ chốt như: Trưởng ban Khoa học Công nghệ, Trưởng ban Đào tạo, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Công nghệ và hiện là Chủ nhiệm Khoa Công nghệ xây dựng – giao thông. Dù ở cương vị nào, ông cũng hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc.

Ở lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đến nay, Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã công bố 400 bài báo, công trình khoa học, trong số đó có gần 250 bài trên các tạp chí quốc tế ISI. Từ năm 2019 đến nay, Giáo sư liên tiếp lọt vào top 10.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới và top 100 nhà khoa học hàng đầu thế giới  trong lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ (Engineering and Technology) – đứng thứ 74 thế giới trong năm 2024.

Chỉ riêng trong giai đoạn 5 năm từ 2020 – 2025, Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã và đang chủ trì 12 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, trong đó có 2 đề tài cấp Nhà nước, 2 đề tài nghiên cứu cơ bản của Quỹ Nafosted và 4 đề tài cấp Bộ, công bố gần 100 bài ISI đều thuộc top các tạp chí Q1/Q2, trong đó  20% là các bài báo trên các tạp chí ISI uy tín top 5%. Cũng chỉ riêng trong giai đoạn 5 năm này, 9 học trò của ông đã bảo vệ thành công xuất sắc luận án và nhận bằng tiến sỹ.

Cụm công trình “Nghiên cứu và ứng dụng vật liệu và kết cấu compozit ba pha tiên tiến trong kỹ thuật” là kết quả của sự phát hiện ra một cấu trúc vật liệu compozit cacbon-cacbon mới có cấu trúc không gian 3 pha với tính năng siêu bền cơ học, siêu bền nhiệt và siêu nhẹ, có vị trí rất quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp và an ninh quốc phòng, đặc biệt trong công nghệ chế tạo tên lửa. Chính vì vậy, vật liệu này được các siêu cường quốc đặt trọng tâm nghiên cứu. Ý tưởng nghiên cứu về loại vật liệu compozit cácbon mới siêu bền như vậy nhằm cải thiện về tầm bắn, thời gian bay cho tên lửa, gắn liền với luận án tiến sỹ khoa học của Giáo sư Nguyễn Đình Đức tại Phòng thí nghiệm Vật liệu compozit của Viện nghiên cứu chế tạo máy, Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô – một trong những PTN tiên tiến và hiện đại nhất về vật liệu compozit của thế giới từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX và là nơi làm việc của những giáo sư, viện sỹ hàng đầu của Nga.

Sự phát hiện của Giáo sư Nguyễn Đình Đức là lời giải đáp mà nhiều nhà vật lý và công nghệ vật liệu  lúc đó chưa thể giải quyết được để nâng cao tính năng cơ lý của vật liệu compozit, đặc biệt có tính đến mối quan hệ phi tuyến và tương tác của các thành phần gia cường trong vật liệu. Những kết quả nghiên cứu về kết cấu vật liệu lý tưởng compozit 3D, 4D của ông đã được công bố rộng rãi trên các tạp chí khoa học hàng đầu thế giới, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành vật liệu mới, đồng thời là nền tảng để ứng dụng thiết thực trong lĩnh vực đời sống, công nghiệp và an ninh quốc phòng.

Nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã được cộng đồng các nhà khoa học quốc tế thừa nhận và đánh giá rất cao. Đây cũng là lý do ông được mời tham gia vào Hội đồng khoa học của các tạp chí ISI lớn, có uy tín của quốc tế như Acta Mechanica (Nhà xuất bản Springer), tạp chí hàng đầu về khoa học và công nghệ hàng không vũ trụ Aerospace Science and Technology (Nhà Xuất bản Elsevier), tạp chí về toán và cơ học ứng dụng ZAMM (Nhà xuất bản Willey) và nhiều tạp chí ISI có uy tín khác của cộng đồng khoa học quốc tế; được  mời làm báo cáo  tại phiên toàn thể của những Hội nghị quốc tế lớn về vật liệu.

Trong quá trình nghiên cứu tại Việt Nam, ông đã thành lập nhóm nghiên cứu mạnh về vật liệu và kết cấu tiên tiến, từ đó đã hình thành nên một Trường phái khoa học thuộc lĩnh vực này nhằm tiếp tục nghiên cứu, đào tạo các tài năng trẻ cho đất nước và  nghiên cứu ứng dụng kết quả khoa học vào thực tế. Năm 2010-2012, Giáo sư Đức đã phối hợp với Viện nghiên cứu chế tạo tàu thủy – Đại học Nha Trang, ứng dụng thành công trong việc chống thấm cho đà máy tàu thủy bằng compozit polymer 3 pha khi bổ sung các hạt Titan oxit và được Cục sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế vào năm 2016. Giải pháp của Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đơn vị tiếp nhận và sử dụng, và mở ra triển vọng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trong tương lai.

Chia sẻ về ý nghĩa của Giải thưởng Bảo Sơn và dự định sắp tới trong nghiên cứu khoa học, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết: “Đây là giải thưởng rất cao quý, ghi nhận những cống hiến nỗ lực của các nhà khoa học và công nghệ Việt Nam, đồng thời là nguồn cổ vũ, động viên lớn lao để tôi và các đồng nghiệp tiếp tục chinh phục những đỉnh cao mới trong khoa học, đem kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ thiết thực đời sống của nhân đân, đất nước.

Trước hết, tôi  và nhóm nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu các vật liệu mới có tính năng ưu việt như pentagraphin, auxetic, các compozit được gia cường bởi các ống nano carbon (CNT), graphene,… giúp tăng cường đáng kể độ bền cơ học, độ dẫn nhiệt và điện – hướng tới các ứng dụng trong lĩnh vực điện tử, năng lượng tái tạo, lưu trữ thông tin và hàng không vũ trụ và đặc biệt là ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các bài toán kỹ thuật”.

Nhân dịp này, Giáo sư Nguyễn Đình Đức bày tỏ lời kính chúc sức khỏe, lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới  gia đình, tới các đồng nghiệp, tới lãnh đạo Trường Đại học Công nghệ, lãnh đạo ĐHQGHN, tới Viện nghiên cứu và chế tạo tàu thủy – ĐH Nha Trang, đặc biệt tới Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn và Hội đồng xét giải thưởng, hội đồng chuyên môn xét giải thưởng năm nay.

Sự kiện Giáo sư Nguyễn Đình Đức được trao tặng Giải thưởng Bảo Sơn năm nay là vinh dự lớn không chỉ của cá nhân Giáo sư, mà còn là vinh dự và niềm tự hào của nhóm nghiên cứu, các thế hệ học trò, của nhà trường và ĐHQGHN, là nguồn cổ vũ động viên có sức lan tỏa mạnh mẽ tới các nhà khoa học trẻ, các bạn nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên tự tin và mạnh dạn dấn thân theo đuổi con đường khoa học, ý chí quyết tâm đem những nghiên cứu của mình phục vụ thực tiễn, vì một tương lai đất nước giàu mạnh, hùng cường.

Lễ trao Giải thưởng Bảo Sơn 2024 sẽ diễn ra vào 19h30 ngày 11/5/2025 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1

Chi tiết nội dung nghiên cứu của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức (tiếng Việttiếng Anh)

(UET-News)

Xem thêm

Bao Son Award – Distinguished Work by Professor Nguyen Dinh Duc

1. Title of the Cluster of Works Nominated for the Award:

Research and Application of Advanced Three-Phase Composite Materials and Structures in Engineering

2. Scientific Field of the Works: Engineering Technology

3. Author: Prof. Dr. Sci. Nguyen Dinh Duc, University of Engineering and Technology, Vietnam National University, Hanoi (VNU)

The cluster of works nominated for the award is the result of discovering a new type of carbon-carbon composite material with a three-phase, spatial structure. This material demonstrates exceptional mechanical strength, remarkable thermal endurance, and ultra-light weight, holding a very important position in industry and national defence, particularly in missile manufacturing. For this reason, many global superpowers have made it a research priority. The initial motivation for researching this new, ultra-strong carbon composite – aimed at improving missile range and flight time – originated from the doctoral habilitation dissertation of Prof. Nguyen Dinh Duc, conducted at the Composite Materials Laboratory of the Machine Manufacturing Research Institute, under the USSR Academy of Sciences. This lab was among the most advanced in the world in the field of composite materials in the late 1990s, home to leading Russian professors and academicians.

After many years of research, Prof. Nguyen Dinh Duc recognized that the properties of composite materials depend on three main factors: the input materials, the manufacturing technology, and the structure and the arrangement of the constituent materials. To enhance the performance of composite materials without altering existing technologies and input materials, the critical pathway lies in innovatively modifying their internal structure and optimizing the spatial distribution and proportion of constituent phases. Based on that principle, he proposed a three-phase composite model consisting of the matrix, reinforcing fibers, and particles. He also demonstrated that a three-phase composite with a 3D or 4D spatial structure achieves exceptional mechanical, thermal, electrical and magneto performance, positioning them among the most mechanically robust form of composite structures. Not only are 3D and 4D carbon-carbon composite super strong, they are also ultra-light and capable of withstanding temperatures up to several thousand degrees.

Prof. Nguyen Dinh Duc’s discovery addressed a long-standing challenge that many physicists and materials scientists had yet to overcome. His published findings on ideal 3D and 4D composite architectures offer promising potential for the design and fabrication of a wide range of products, spanning both civilian applications and national defence.

In the modern era, nearly all rocket motor nozzles (exhaust cones) utilize advanced three-phase carbon-carbon composites with 3D or 4D spatial structures—materials designed and developed from the groundbreaking research of Prof. Nguyen Dinh Duc. These composites have been instrumental in progressively extending missile ranges from approximately 5,000 km to up to 10,000 km today.

Prof. Nguyen Dinh Duc’s research findings have been extensively published in leading international scientific journals, contributing significantly to the advancement of advanced materials in both global industry and defence sectors. His work has garnered widespread recognition and high rated from the international scientific community. As a result, he has been invited to serve on the editorial boards of several prestigious ISI-indexed journals, including Acta Mechanica (Springer), Aerospace Science and Technology (Elsevier), and ZAMM (Wiley), among others. He has also been frequently invited to deliver plenary lectures at major international conferences on materials science in the word.

Notably, his fundamental findings on three-phase composites also apply to other types of composites, such as polymer-matrix, metal-matrix, ceramic-matrix, and other non-metallic matrices.

During his research career in Vietnam, he established a strong research team dedicated to advanced materials and structures, forming a scientific school in this field to further research, train young talent for the country, and transfer scientific results to real-world applications. From 2010 to 2012, Prof. Duc collaborated with the Shipbuilding Research Institute at Nha Trang University to successfully apply three-phase polymer composites (incorporating titanium oxide particles) as a waterproofing solution in dockyards. This work was granted a patent by the Intellectual Property Office of Vietnam in 2016. Thanks to these scientific achievements, the Shipbuilding Research Institute at Nha Trang University improved product quality and competitiveness, continually growing and producing over 60 composite vessels for fishing logistics, generating total revenues exceeding VND 300 billion. This shows that Prof. Duc’s innovations are not just important scientific discoveries, but also bring real value to life in Vietnam. His work is a great example of how universities, scientists, and businesses can work together effectively. Prof. Nguyen Dinh Duc’s solution is distinctive in its scientific approach, enabling the selection of optimal structures and the most suitable ratios of fibers and particles—striking a balance between cost and technical performance within the constraints of existing technologies. This has significantly improved the quality and competitiveness of Vietnam’s composite ships, ultimately generating substantial economic benefits for the organizations that adopt and apply these solutions.

Building on these achievements, he continues to explore cutting-edge materials with outstanding properties—such as pentagraphene and composites reinforced with carbon nanotubes (CNTs) or graphene—to further enhance mechanical strength as well as thermal and electrical conductivity. These advanced materials hold great promise for applications in electronics, renewable energy, IT, data storage, and aerospace technologies.

Over his scientific career, Prof. Nguyen Dinh Duc has published nearly 400 papers and scientific works, over 220 of which have appeared in ISI-listed international journals. From 2019 to the present, he has ranked among the top 10,000 most influential scientists worldwide for six consecutive years, and he is 78th in the field of Engineering and Technology for 2024.

In recognition of his exceptional contributions to science, national development, and defence, he was selected as an official delegate to Vietnam’s 6th National Emulative Soldier  in 2000 (Hanoi), awarded the Third-Class Labor Medal in 2016 and the Second-Class Labor Medal in 2022 by the President of Vietnam, and honored as one of Vietnam’s Distinguished Scientific and Technological Intellectuals in 2024.

These studies, rich in intellectual depth, scientific rigor, and practical applicability, affirm the stature and capabilities of Vietnamese scientists in the field of advanced materials. Through over 30 years of unwavering dedication and perseverance, Prof. Nguyen Dinh Duc has not only pioneered a distinct scientific school of advanced three-phase composites in Vietnam, but has also built a reputation recognized and highly respected by the international scientific community. His lifelong contributions stand as a testament to the power of commitment, vision, and the enduring value of the Vietnamese science in driving national progress and global impact.

                                                           ——————–

Giải thưởng Bảo Sơn – Công trình của GS Nguyễn Đình Đức

1. Tên cụm công trình được đề nghị xét tặng Giải thưởng: Nghiên cứu và ứng dụng vật liệu và kết cấu compozit ba pha tiên tiến trong kỹ thuật

2. Lĩnh vực khoa học của công trình: Công nghệ kỹ thuật

3. Tác giả: GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN

4. Tóm tắt: 

          Cụm công trình đăng ký giải thưởng là kết quả của sự phát hiện ra một cấu trúc vật liệu compozit cacbon-cacbon mới có cấu trúc không gian 3 pha với tính năng siêu bền cơ học, siêu bền nhiệt và siêu nhẹ, có vị trí rất quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp và an ninh quốc phòng, đặc biệt trong công nghệ chế tạo tên lửa. Chính vì vậy, vật liệu này được các siêu cường quốc đặt trọng tâm nghiên cứu. Ý tưởng nghiên cứu về loại vật liệu compozit cácbon mới siêu bền như vậy nhằm cải thiện về tầm bắn, thời gian bay cho tên lửa, gắn liền với luận án tiến sỹ khoa học của GS. Nguyễn Đình Đức tại PTN Vật liệu compozit của Viện nghiên cứu chế tạo máy, Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô – một trong những PTN tiên tiến và hiện đại nhất về vật liệu compozit của thế giới từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX và là nơi làm việc của những giáo sư, viện sỹ hàng đầu của Nga.

          Sau nhiều năm nghiên cứu, , Giáo sư Nguyễn Đình Đức nhận thấy tính chất của vật liệu compozit phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: nguyên vật liệu đầu vào, công nghệ chế tạo và cấu trúc, phân bố của các vật liệu thành phần.  Muốn thay đổi tính năng của compozit trong khi công nghệ và vật liệu đầu vào không thay đổi, thì yếu tố then chốt là phải tìm cách để thay đổi kết cấu, cấu trúc và tỷ lệ các vật liệu thành phần, từ đó tạo ra compozit mới có độ bền tốt hơn. Trên cơ sở đó, ông đã đề xuất mô hình compozit 3 pha gồm vật liệu nền, các sợi gia cường và các hạt, và đã chứng minh vật liệu compozit 3 pha có cấu trúc không gian 3 chiều (3D), hoặc 4 chiều (4D) có tính năng vượt trội, là vật liệu compozit có cấu trúc bền cơ học nhất. Không chỉ là vật liệu siêu bền, mà compozit cacbon còn siêu nhẹ và siêu bền nhiệt, loại vật liệu này có thể chịu được nhiệt độ lên đến vài nghìn độ.

         Sự phát hiện của Giáo sư Nguyễn Đình Đức là lời giải đáp mà nhiều nhà vật lý và công nghệ vật liệu  lúc đó chưa thể giải quyết được để nâng cao tính năng cơ lý của vật liệu compozit. Từ những kết quả nghiên cứu về kết cấu vật liệu lý tưởng 3D, 4D của ông đã công bố, có thể ứng dụng để thiết kế và chế tạo nhiều sản phẩm phục vụ đời sống và an ninh quốc phòng.

Hiện nay, hầu hết tất cả các loa phụt của động cơ tên lửa đều là compozit cacbon-cacbon 3 pha có cấu trúc không gian 3D hoặc 4D, và chi tiết này góp phần quan trong đẩy tầm bắn của tên lửa từng bước được nâng lên từ 5.000 km lên tầm bắn xa nhất đạt đến khoảng 10.000 km như hiện nay.

          Những kết quả nghiên cứu trên đây đã được Giáo sư Đức công bố rộng rãi trên các tạp chí khoa học hàng đầu thế giới, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành vật liệu mới trên thế giới trong lĩnh vực công nghiệp và an ninh quốc phòng. Nghiên cứu của GS. Nguyễn Đình Đức đã được cộng đồng các nhà khoa học quốc tế thừa nhận và đánh giá rất cao. Đây cũng là lý do ông được mời tham gia vào Hội đồng khoa học của các tạp chí ISI lớn, có uy tín của quốc tế như Acta Mechanica (Nhà xuất bản Springer), tạp chí hàng đầu về khoa học và công nghệ hàng không vũ trụ  Aerospace Science and Technology (Nhà Xuất bản Elsevier), tạp chí về toán và cơ học ứng dụng ZAMM (Nhà xuất bản Willey) và nhiều tạp chí ISI có uy tín khác của cộng đồng khoa học quốc tế; được  mời làm báo cáo  tại phiên toàn thể của những Hội nghị quốc tế lớn về vật liệu.

          Điểm đặc biệt là những kết quả nghiên cứu cơ bản về compozit 3 pha của ông cũng phù hợp với cả vật liệu compozit khác như compozit nền polymer, compozit nền kim loại, nền gốm và các nền phi kim loại khác.

           Trong quá trình nghiên cứu tại Việt Nam, ông đã thành lập nhóm nghiên cứu mạnh về vật liệu và kết cấu tiên tiến, từ đó đã hình thành nên một Trường phái khoa học thuộc lĩnh vực này nhằm tiếp tục nghiên cứu, đào tạo các tài năng trẻ cho đất nước và  nghiên cứu ứng dụng kết quả khoa học vào thực tế,. Năm 2010-2012, Giáo sư Đức đã phối hợp với Viện nghiên cứu chế tạo tàu thủy – Đại học Nha Trang[1], ứng dụng thành công trong việc chống thấm cho đà máy tàu thủy bằng compozit polymer 3 pha khi bổ sung các hạt Titan oxit. Kết quả công trình nghiên cứu của ông  đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế (GPHI) năm 2016. Nhờ áp dụng những thành tựu nghiên cứu khoa học, Viện nghiên cứu chế tạo tàu thủy – Đại học Nha Trang đã nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh, liên tục phát triển, đã đóng hơn 60 tàu compozit trong lĩnh vực tàu thuyền và hậu cần nghề cá, với tổng doanh thu trên 300 tỷ đồng. Điều này cho thấy đóng góp của Giáo sư Nguyễn Đình Đức không chỉ là những phát hiện mới trong nghiên cứu khoa học mà kết quả của nó còn được ứng dụng thành công trong thực tiễn ở Việt Nam, là sự kết hợp hài hòa giữa  nhà trường, nhà khoa học với doanh nghiệp. Giải pháp của Giáo sư Nguyễn Đình Đức độc đáo ở chỗ có tính toán khoa học, giúp chọn cấu trúc và những tỷ lệ sợi và hạt một cách tối ưu và phù hợp nhất về giá thành và tính năng kỹ thuật trong hoàn cảnh công nghệ hiện có, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh của các tàu bằng compozit của Việt Nam, từ đó đem lại những hiệu quả kinh tế cao cho đơn vị tiếp nhận và sử dụng.

      Hiện nay, ông còn tiếp tục nghiên cứu các vật liệu mới có tính năng ưu việt như pentagraphin, các compozit được gia cường bởi các ống nano carbon (CNT), graphene,… giúp tăng cường đáng kể độ bền cơ học, độ dẫn nhiệt và điện – hướng tới các ứng dụng trong lĩnh vực điện tử, năng lượng tái tạo, lưu trữ thông tin và hàng không vũ trụ. 

      Trong suốt quá trình hoạt động khoa học, giáo sư Nguyễn Đình Đức đã công bố gần 400 bài báo, công trình khoa học, trong đó có hơn 220 bài trên các tạp chí quốc tế trong danh mục ISI. Trong 6 năm liên tiếp từ 2019 đến nay, GS Nguyễn Đình Đức liên tục lọt top 10.000 nhà khoa học có chỉ số công bố, nghiên cứu ảnh hưởng nhất thế giới, và đứng thứ 78 trong lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ trong năm 2024.

       Với những cống hiến xuất sắc cho khoa học, cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, ông cũng đã vinh dự được chọn là đại biểu chính thức dự Đại hội anh hùng và chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ VI (năm 2000) tại Hà Nội, đước Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba (2016) và Huân Chương Lao động hạng nhì (2022), được tôn vinh là trí thức KHCN Việt Nam tiêu biểu năm 2024.

         Các nghiên cứu có hàm lượng tri thức, hàm lượng khoa học cũng như tính ứng dụng cao, khẳng định tầm vóc nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam trong lĩnh vực vật liệu tiên tiến. Các nghiên cứu kiên trì bền bì và cống hiến của Giáo sư Nguyễn Đình Đức suốt hơn 30 năm qua đã làm nên một trường phái về compozit 3 pha tiên tiến của Việt Nam với tên tuổi và uy tín được cộng đồng khoa học quốc tế biết đến, ghi nhận và đánh giá cao.

                                                        ——————–


[1] Viện đã có hơn 38 năm kinh nghiệm và là một trong những đơn vị uy tín, lâu đời trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, thiết kế chế tạo, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực tàu thuyền và hậu cần nghề cá bằng vật liệu compozit ở Việt Nam. 

Giáo sư Nguyễn Đình Đức làm Chủ tịch hội đồng Giáo sư cơ sở Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN

Ngày 08/5/2025, Hội đồng đã họp phiên thứ nhất bầu các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư ký Hội đồng, cũng như thống nhất lịch làm việc của Hội đồng trong đợt xét Giáo sư, phó giáo sư năm 2024. Trước đó, vào ngày 7/5/2025, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN đã ký quyết định số 935/QĐ-ĐHCN thành lập Hội đồng Giáo sư cơ sở năm 2025. Hội đồng gồm 9 thành viên.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã tiếp tục được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư của nhà trường, GS.TS Chử Đức Trình – Hiệu trưởng, làm Phó Chủ tịch và PGS.TS Trần Văn Quảng – Phó Trưởng phòng Đào tạo làm Thư ký Hội đồng.

GS Nguyễn Đình Đức đã liên tục tham gia Hội đồng Giáo sư cơ sở của nhà trường từ 2009 đến nay, tham gia Hội đồng giáo sư ngành Cơ học từ 2014 đến nay. Ông đã công bố 400 công trình khoa học, trong đó có gần 250 bài trên các tạp chí quốc tế ISI.  Từ năm 2019 đến nay, ông liên tiếp lọt vào top 10.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới và top 100 nhà khoa học hàng đầu thế giới  trong lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ (Engineering and Technology) – đứng thứ 74 thế giới trong năm 2024.

Cũng theo thông tin từ Hội đồng, năm 2025 có 20 ứng viên đăng ký xét chức danh tại Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN, trong đó có 3 ứng viên đăng ký xét chức danh giáo sư, và 17 ứng viên đăng ký xét chức danh Phó giáo sư.

Danh sách Hội đồng Giáo sư cơ sở Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN năm 2025 (Quyết định số 935/QĐ-ĐHCN)

(UET-News)

Xem thêm:

HỘI THẢO CƠ HỘI VIỆC LÀM TẠI NHẬT BẢN

HỘI THẢO CƠ HỘI VIỆC LÀM TẠI NHẬT BẢN

THÔNG BÁO HỘI THẢO: CƠ HỘI VIỆC LÀM MIỄN PHÍ TẠI NHẬT BẢN CHO KỸ SƯ NGÀNH XÂY DỰNG NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT XÂY DỰNG – TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao Thông, Trường Đại học Công nghệ trân trọng thông báo về buổi hội thảo “Cơ hội việc làm miễn phí tại Nhật Bản cho Kỹ sư ngành Xây dựng”.

Đây là cơ hội đặc biệt để các bạn sinh viên Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng tìm hiểu về chương trình đào tạo và tuyển dụng Kỹ sư BIM/CIM, Kỹ sư dự toán, Kỹ sư QA, QC, Kỹ sư quản lý thi công tại Nhật Bản.

Thông tin hội thảo:

Thời gian: 9h30, ngày 08/12/2024
Địa điểm: Phòng 3-G3, Trường Đại học Công nghệ-Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thuỷ

Nội dung chính:

I. Willof Vietnam: Giới thiệu chương trình đào tạo và tuyển dụng Kỹ sư BIM/CIM tại Nhật Bản.
II. Techno Bright Innovation (TBI): Cơ hội làm việc trong lĩnh vực xây dựng cho Kỹ sư Dự toán, Kỹ sư QA/QC, Quản lý thi công

Đối tượng tham gia hội thảo: Sinh viên K65C-CE, K66C-CE, và các sinh viên quan tâm

Cơ hội việc làm:

I. Willof Việt Nam: Chương trình BIM to JAPAN

  • Được đào tạo Tiếng Nhật
  • Được Đào tạo BIM/CIM
  • Nhân viên chính thức: Thu nhập tốt, chế độ đãi ngộ tốt và cơ hội phát triển hấp dẫn
  • CÔNG TY NHẬT BẢN TÀI TRỢ TOÀN BỘ CHI PHÍ

II. Techno Bright Innovation (TBI): Kỹ sư Dự toán, Kỹ sư QA/QC, Quản lý thi công

  • Tuyển kỹ sư Dự Toán, Check và triển khai bản vẽ, Quản lý chất lượng, Quản lý thi công
  • Đãi ngộ tốt
  • Được đào tạo Tiếng Nhật
  • Yêu cầu: Tốt nghiệp Đại học ngành Xây dựng
  • Phỏng vấn 12/2024 -> Xuất cảnh 06/2025

KHAI MẠC SÔI ĐỘNG GIẢI BÓNG ĐÁ NAM FCE CUP 2025 KHOA CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG – GIAO THÔNG

🔥 [KHAI MẠC SÔI ĐỘNG GIẢI BÓNG ĐÁ NAM FCE CUP 2025 KHOA CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG – GIAO THÔNG] 🔥

🌟 Giải bóng đá nam FCE CUP 2025 chào mừng Tháng Thanh niên và kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, được Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông tổ chức nhằm góp phần xây dựng môi trường học tập – rèn luyện toàn diện cho sinh viên.

✨ Giải đấu năm nay với sự góp mặt của 8 đội bóng đá Nam tới từ các Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng và Thiết kế công nghiệp và đồ hoạ của Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông, Trường Đại học Công nghệ và 1 đội của trường Quốc tế.

🏆 Ngày thi đấu đầu tiên (23/3) đã diễn ra đầy kịch tính với 4 trận cầu hấp dẫn và cùng xem lại những khoảnh khắc trong ngày khai mạc và diễn ra những trận đấu đầu tiên nhé!

—————————————————————

KHOA CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG – GIAO THÔNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ – ĐHQGHN

🔗 Fanpage: https://www.facebook.com/KHOACNXDGT/

🌐 Website: http://fce.uet.vnu.edu.vn/

📧 Email: Tuoitrekhoacnxdgt@gmail.com

Khai mạc giải bóng đá nam Khoa Công nghệ – Xây dựng 2025

GIẢI CẦU LÔNG BRIDGE CUP 2025 – CẦU NỐI ĐAM MÊ

🏸 BRIDGE CUP 2025 – CẦU NỐI ĐAM MÊ🏸

🔥 Mở đầu cho chuỗi chương trình giữa Khoa Giáo dục Quốc tế, trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN và Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông, trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN. Đó chính là giải cầu lông “BRIDGE CUP 2025”.

🏆 Với tinh thần gắn kết, máu lửa và lành mạnh, “BRIDGE CUP 2025” hứa hẹn mang đến một mùa giải đầy cảm xúc nơi mà các bạn sinh viên của 2 Khoa không chỉ có cơ hội tỏa sáng, mà còn là nơi gắn kết các bạn sinh viên có niềm yêu thích thể thao.

🔥 Bạn đã sẵn sàng cho giải đấu kịch tính, nảy lửa và nhiều điều bất ngờ thú vị này chưa?

#VNU#FIED#FCE

UET x Wacom | Thử thách sáng tạo & Buổi chia sẻ chuyên đề “Becoming AAA Artist”

Sáng ngày 19/4, sinh viên ngành Thiết kế công nghiệp và đồ họa tại Trường Đại học Công nghệ đã có cơ hội tham gia chương trình “Thử Wacom – Thách Sáng tạo” để:

✨Trải nghiệm trực tiếp các dòng bảng vẽ cao cấp nhất của Wacom.

✨Tham gia thử thách vẽ sáng tạo và nhận về những phần quà hấp dẫn.

💡 Tại Buổi chia sẻ chuyên đề “Becoming AAA Artist”, sinh viên được:

🔹Tìm hiểu công việc và kỹ năng cần có của một nghệ sĩ AAA.

🔹Khám phá quy trình thiết kế mô hình xe, ô tô, máy bay chuẩn quốc tế trong các tựa game AAA.

🔹Giao lưu cùng diễn giả đến từ Wacom Việt Nam, UCSS và Virtuos – đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực 3D Art, Animation và VFX tại Việt Nam.

Một sự kiện truyền cảm hứng, mở rộng tầm nhìn cho thế hệ nghệ sĩ trẻ đam mê lĩnh vực thiết kế và công nghiệp sáng tạo!

Hình ảnh Giảng viên và sinh viên Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông tham gia sự kiện