Ngày 18/8/2023, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà tuyển dụng để hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo và đề án mở ngành Thiết kế công nghiệp và đồ họa bậc đại học.
Đến dự có GS Chử Đức Trình – Hiệu trưởng; GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Tổ trưởng Tổ chuyên gia xây dựng Đề án mở ngành này – chủ trì hội thảo.
Tham gia Hội thảo, ngoài các giảng viên của Khoa Xây dựng – Giao thông và CNTT của nhà trường, còn có các thầy cô và đại biểu đại diện các trường đại học, các công ty liên quan đến ngành thiết kế công nghiệp và đồ họa đến từ ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Công nghiệp Hà Nội, Đại học FPT, ĐH Phenikaa, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, ĐH Kiến trúc, ĐH Mỹ thuật Công nghiệp, Trường Quốc tế – ĐHQGHN, Viện thiết kế BQP, Đại diện Sumsung, Siemen, LGEDV, Công ty Cổ phần trang trí nội ngoại thất Home Decor, Giám đốc văn phòng KTS Ngô Lê và đại diện Ban Đào tạo ĐHQGHN.
Phát biểu khai mạc, GS.TS. Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Nhà trường nhấn mạnh về định hướng phát triển của Trường Đại học Công nghệ, ngay từ khi thành lập, cố GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu – Hiệu trưởng sáng lập của Nhà trường đã xây dựng và xác lập tầm nhìn chiến lược và sứ mệnh của Trường Đại học Công nghệ là lấy khoa học cơ bản mạnh mẽ làm nền tảng vững chắc để phát triển các ngành và lĩnh vực khoa học công nghệ hiện đại của thế kỷ 21 theo hướng Công nghệ thông tin và Truyền thông, điện tử viễn thông, tự động hóa, vật lý kỹ thuật, robotics, công nghệ Nano, công nghệ sinh học và tự động hóa.
GS.TS Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ phát biểu
Thực hiện chỉ đạo của Giám đốc ĐHQGHN và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, phát huy trách nhiệm xã hội, Nhà trường đang từng bước hoàn thiện và phát triển định hướng nghiên cứu, triển khai một số lĩnh vực mới trên cơ sở phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông gồm Công nghệ nông nghiệp, Công nghệ Hàng không vũ trụ và Công nghệ xây dựng – giao thông. Trên cơ sở nhu cầu của xã hội, nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, Trường ĐH Công nghệ nhận thấy sự cần thiết của việc mở ngành Thiết kế công nghiệp và đồ họa.
Hiệu trưởng hy vọng các chuyên gia, các nhà khoa học, đại diện các nhà tuyển dụng góp ý, bổ sung về sự cần thiết của ngành, góp ý về chuẩn đầu ra và khung chương trình đào tạo để Nhà trường có thể hoàn thiện đề án mở ngành đào tạo Thiết kế công nghiệp và đồ họa đáp ứng được yêu cầu của ngành công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Thay mặt nhóm chuyên trách, TS Phan Hải Đăng – khoa Công nghệ Xây dựng – giao thông đã trình bày dự thảo chương trình đào tạo và đề án mở ngành Thiết kế công nghiệp và đồ họa của Trường Đại học Công nghệ.
TS. Phan Hải Đăng – khoa Công nghệ Xây dựng – giao thông trình bày báo cáo
Hội thảo cũng được lắng nghe 2 báo cáo bao gồm: Đào tạo kỹ sư thiết kế theo định hướng ứng dụng trong công nghiệp – PGS.TS. Trần Thế Văn (Trưởng Khoa Cơ khí, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên) và Thực tế giảng dạy chuyên ngành thiết kế công nghiệp và những tiềm năng – ThS. Lý Thị Hoài Thu (Trường ĐH Kiến trúc).
ThS. Lý Thị Hoài Thu (Trường ĐH Kiến trúc) trình bày báo cáo “Thực tế giảng dạy chuyên ngành thiết kế công nghiệp và những tiềm năng”
PGS.TS. Trần Thế Văn (Trưởng Khoa Cơ khí, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên) trình bày báo cáo “Đào tạo kỹ sư thiết kế theo định hướng ứng dụng trong công nghiệp”
Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp trao đổi, thảo luận với nhiều nhận xét, góp ý cho nhóm chuyên trách để hoàn thiện chuẩn đầu ra, khung chương trình đào tạo, … đảm bảo tính hiện đại, đáp ứng nhu cầu xã hội.
Các giảng viên, nhà tuyển dụng đã đóng góp nhiều ý kiến đối với ngành Thiết kế công nghiệp và đồ họa
Kết thúc Hội thảo, GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng trường, Chủ nhiệm khoa Công nghệ xây dựng – giao thông khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng ngành đào tạo Thiết kế công nghiệp và đồ họa đáp ứng nhu cầu xã hội trong tương lai. Đất nước phải đào tạo không chỉ có cử nhân, kỹ sư. Mà muốn làm nên những sản phẩm quốc gia phải có các công trình sư, tổng công trình sư. Thiết kế công nghiệp và đồ họa không chỉ là thiết kế kiểu dáng công nghiệp và kiểu dáng sản phẩm, đồ. Mà xa hơn, phải là người am hiểu – giỏi về kỹ thuật và công nghệ. Ví dụ muốn chế tạo tên lửa, phải có công trình sư/tổng công trình sư hiểu rất rõ về 3 cấu thành quan trọng nhất của nó là thân vỏ – động cơ và điều khiển, từ đó chỉ huy các lực lượng liên quan thiết kế và chế tạo. Và đương nhiên, sẽ phải hiểu thẩm mỹ và khí động khi thiết kế. Ngành thiết kế công nghiệp và đồ họa của Trường ĐH Công nghệ mở ra có sự khác biệt, với tham vọng, tầm nhìn chiến lược và sâu sắc như vậy. Mở ra ngành này, cùng với ngành cơ khí chế tạo máy tới đây, sẽ là một bước ngoặt và động lực quan trọng cho sự phát triển của nhà trường và ĐHQGHN trong tương lai.
Giáo sư cũng gửi lời cảm ơn tới các chuyên gia, các nhà khoa học, doanh nghiệp đã có những góp ý để nhóm chuyên trách hoàn thiện đề án mở ngành trước khi nghiệm thu ở các cấp tiếp theo.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch HĐ trường, phụ trách nhóm chuyên gia xây dựng Đề án mở ngành phát biểu
Ngành Thiết kế công nghiệp và đồ họa với mục tiêu đào tạo cho người học những kiến thức về nền tảng và chuyên sâu về kỹ thuật, công nghệ, mỹ thuật và đồ họa trong thiết kế hệ thống, trang thiết bị, thiết kế sản phẩm công nghiệp, đồ họa và thiết kế mỹ thuật. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể nghiên cứu, ứng dụng kiến thức chuyên ngành, liên ngành và thực tế xã hội để tìm ra giải pháp tối ưu các bài toán đặt ra trong thiết kế công nghiệp và đồ họa.
Ngày 16/8/2023, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) đã có buổi lễ ký kết hợp tác về sử dụng phần mềm Midas trong lĩnh vực xây dựng – giao thông với Công ty Midas IT, Hàn Quốc – một trong những đơn vị cung cấp phần mềm hàng đầu thế giới.
Tham dự buổi làm việc, về phía Trường ĐH Công nghệ – ĐHQGHN có GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng trường, GS.TS. Chử Đức Trình – Hiệu trưởng, lãnh đạo phòng KHCN&HTPT, phòng Đào tạo và các thầy cô khoa Công nghệ Xây dựng – giao thông.
Về phía Midas IT có ông Seung Hoon Yoon – Trưởng nhóm toàn cầu, ông Gi Sung Hong – Trưởng nhóm khu vực châu Á, ông Ji Won Park – Quản lý phát triển kinh doanh tại Việt Nam.
Tại buổi lễ, GS.TS. Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ đã giới thiệu về ĐHQGHN và thế mạnh của Trường ĐH Công nghệ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Theo đó, Hiệu trưởng cũng nhấn mạnh Công ty Midas IT, Hàn Quốc (thành lập năm 2009) hiện cũng là một trong những công ty hàng đầu thế giới cung cấp các phần mềm tính toán và thiết kế công trình. Việc tiến tới ký kết hợp tác giữa hai đơn vị, UET hy vọng đây là cơ hội giúp các em sinh viên được tiếp cận phần mềm phân tích, thiết kế tối ưu kết cấu trong lĩnh vực xây dựng – giao thông.
GS.TS. Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ – ĐHQGHN phát biểu tại buổi lễ
Đại diện cho công ty Midas IT, ông Seung Hoon Yoon – Trưởng nhóm toàn cầu bày tỏ sự vui mừng khi được làm việc và hợp tác với UET. Với sự hợp tác này, ông Seung Hoon Yoon mong muốn sẽ có nhiều sinh viên Việt Nam hơn nữa được sử dụng phần mềm Midas, để sau khi ra trường các em có thể làm việc trong các công ty trong nước và quốc tế. Ông Seung Hoon Yoon khẳng định: “Sinh viên Việt Nam là tương lai của Việt Nam, thông qua lễ ký kết này chúng tôi mong muốn được góp phần vào sự phát triển tương lai của Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng – giao thông”.
Ông Seung Hoon Yoon – Trưởng nhóm toàn cầu của Midas IT phát biểu tại buổi lễ
Nội dung ký kết giữa UET và Midas IT hướng tới hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực xây dựng – giao thông. Bên cạnh đó, Midas IT sẽ cung cấp phần mềm Midas, cấp chứng chỉ cho sinh viên và đồng hành cùng Nhà trường tổ chức các hội nghị, hội thảo thuộc lĩnh vực hợp tác.
GS.TS. Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN và ông Gi Sung Hong – Trưởng nhóm khu vực châu Á Công ty Midas IT, Hàn Quốc ký kết hợp tác về sử dụng phần mềm Midas trong lĩnh vực xây dựng – giao thông
Lễ ký kết đã diễn ra thành công, đánh dấu mốc cho mối quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xây dựng – giao thông giữa Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN và Midas IT, Hàn Quốc, với kỳ vọng tạo nên môi trường học tập hiện đại, tiếp cận công nghệ tiên tiến, trang bị cho sinh viên đầy đủ kiến thức, kỹ năng, tự tin làm việc trong môi trường toàn cầu.
Midas IT phát triển và kinh doanh các loại phần mềm thiết kế có chức năng cho phép mô phỏng tòa nhà y như thật trên máy tính trước khi xây dựng thực tế. Hiện nay, công ty đã mở rộng và đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh sang tư vấn thiết kế, phân tích cấu trúc kỹ thuật và cung cấp giải pháp kinh doanh trên web. MIDAS IT hiện đang xuất khẩu các sản phẩm phần mềm công trình ra khoảng 110 quốc gia trên khắp thế giới. Hơn nữa, hơn 50% trong số các công ty thuộc Top 100 công ty kỹ thuật công trình toàn cầu là khách hàng của công ty MIDAS IT. Phần mềm do MIDAS IT phát triển đã được áp dụng cho các công trình xây đựng nổi tiếng như Burj Khalifa (Dubai, UAE) – tòa nhà cao nhất thế giới với chiều cao 828m và 163 tầng, Cầu Sutong (Trung Quốc) – cầu dài nhất thế giới, sân vận động chính của Đại hội Olympic tại Beijing, Expo Pavilion tại Shanghai (Trung Quốc)… Thêm vào đó, sản phẩm phần mềm của MIDAS IT cũng được đưa vào sử dụng cho việc bảo trì các di tích lịch sử trong đó có nhà thờ lớn Milano (Ý), đền Hy Lạp.
Ngày 15/8/2023, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) đã ký kết thỏa thuận hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học với Trường Đại học Giao thông vận tải.
Tham dự buổi làm việc, về phía ĐHQGHN có PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng ban Đào tạo. Về phía Trường ĐH Công nghệ có GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường, GS.TS. Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Nhà trường, lãnh đạo phòng KHCN&HTPT, phòng Đào tạo, phòng Hành chính quản trị và Trung tâm máy tính.
Về phía Trường ĐH Giao thông vận tải có có PGS.TS. Nguyễn Ngọc Long – Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS. Bùi Tiến Thành – Trưởng khoa Công trình, TS. Trịnh Quang Khải – Trưởng phòng Hợp tác quốc tế và nghiên cứu phát triển cùng đại diện lãnh đạo phòng Đào tạo đại học, Trung tâm khoa học công nghệ Giao thông vận tải.
Với sứ mệnh đào tạo nhân tài, đào tạo chất lượng cao, trình độ cao, theo phương châm đổi mới sáng tạo, học gắn với nghiên cứu, với thực tiễn và khởi nghiệp, Trường Đại học Công nghệ nói chung, Khoa Công nghệ xây dựng – giao thông nói riêng, không chỉ nỗ lực mang lại chương trình đào tạo chất lượng cao, đáp ứng xu thế của thời đại, nhu cầu của xã hội, mà còn không ngừng mở rộng kết nối, hợp tác với các đối tác là các trường đại học uy tín trong lĩnh vực. Buổi lễ ký kết giữa Trường ĐH Công nghệ – ĐHQGHN và Trường ĐH Giao thông vận tải, chính là khởi đầu cho việc hợp tác song phương bền vững trong tương lai giữa hai đơn vị, hướng đến thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, đem lại những giá trị ý nghĩa thiết thực cho người dạy, người học.
Tại buổi lễ, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Chủ nhiệm khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông gửi lời cảm ơn và đánh giá cao sự hợp tác giữa Trường ĐH Công nghệ và Trường ĐH Giao thông vận tải, đặc biệt là sự hỗ trợ cho Khoa Công nghệ xây dựng – giao thông. Giáo sư nhấn mạnh: “Lễ ký kết này là sự kiện trọng đại, là sự hợp tác hoàn hảo giữa hai bên. Với bề dày, thế mạnh truyền thống đào tạo trong lĩnh vực xây dựng – giao thông, cùng nhiều đóng góp trong sự nghiệp phát triển đất nước, với đội ngũ cán bộ tốt, cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại, Trường ĐH Giao thông vận tải sẽ góp phần hỗ trợ cho sự phát triển của Khoa Công nghệ xây dựng – giao thông. Đặc biệt là trong thời gian tới Khoa sẽ mở thêm ngành về Thiết kế công nghiệp và đồ họa, dự kiến tuyển sinh năm 2024. Bên cạnh đó, Trường ĐH Công nghệ là đơn vị còn trẻ, nhưng năng động, chất lượng sinh viên đầu vào tốt và có thế mạnh về lĩnh vực khoa học công nghệ, đóng vai trò chủ chốt về lĩnh vực này trong ĐHQGHN. Nhà trường có một số lĩnh vực khoa học và công nghệ được xếp hạng trên bảng xếp hạng quốc tế”. Giáo sư cũng hy vọng việc hợp tác về đào tạo, nghiên cứu giữa hai bên sẽ mang lại sinh khí phát triển cho Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN
GS.TS Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN cũng hy vọng trong thời gian tới, hai trường sẽ đồng hành và hỗ trợ trong các hoạt động đào tạo và NCKH dựa trên thế mạnh của từng đơn vị
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Long – Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải bày tỏ sự vui mừng khi được hợp tác với UET và nhấn mạnh đây là sự kiện quan trọng của hai đơn vị. Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Ngọc Long đã nhắc đến lịch sử hình thành và bề dày về truyền thống đào tạo trong lĩnh vực xây dựng – giao thông từ khi thành lập Nhà trường cho đến nay và tin tưởng rằng: “Trong tương lai, hợp tác này sẽ mở ra triển vọng phát triển bền vững cho cả hai bên, các nhà khoa học cùng hợp tác để phát huy thế mạnh của hai bên về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ và giảng viên”.
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Long – Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Nội dung ký kết giữa hai bên liên quan đến phối hợp xây dựng các chương trình đào tạo; trao đổi chuyên gia, giảng viên và sinh viên; hợp tác trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học dựa trên thế mạnh của từng đơn vị.
GS. TS Chử Đức Trình và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Long ký thỏa thuận hợp tác giữa 2 Trường
Buổi lễ ký kết giữa Trường ĐH Công nghệ với Trường ĐH Giao thông vận tải đã diễn ra thành công tốt đẹp. Hy vọng đây sẽ là một bước tiến mới, nhằm thiết lập mối quan hệ hợp tác song phương, đem lại cơ hội và thành tựu mới cho hai trường cũng như nâng cao chất lượng nhân lực ngành Công nghệ xây dựng – giao thông.
On May 16th, 2023, the President of Vietnam National University-Hanoi (VNU) signed the decision No. 1702/QĐ-ĐHQGHN on the recogniting Prof. Dr. Sci. Nguyen Dinh Duc as Chairman of the University Council of University of Engineering and Technology, VNU. Previously, on May 5th, 2023, the University Council of University of Engineering and Technology has met and elected Prof. Dr. Sci. Nguyen Dinh Duc as Chairman of the University Council with absolute confidence.
Prof. Dr. Sci. Nguyen Dinh Duc has successfully completed 2 terms as Director of the Academic Affairs Department (Undergraduate and Postgraduate) of VNU. In this position, Prof. Dr. Sci. Nguyen Dinh Duc has promulgated many important initiatives and contributions to the development of VNU, such as developing talent, high-quality and international-standard programs (in 2022, the enrollment rate of these programs have reached 45% of the total enrollment target of VNU); opening many new training programs and special pilot training programs; issuing many pioneering policies such as special policy for high school students of VNU (direct admission to university for gifted high school students with excellent academic achievements and results; allowing high school students to accumulate some subjects at undergraduate level …); organizing the VNU Olympic examination to find and select excellent high school students across the country in order to create a source of high-quality university entrance; proposing and taking the lead in using the prestigious international competency assessment results such as SAT, ACT, A-level Cambridge for undergraduate admission in Vietnam; allowing the PhD students which have excellent international publications don’t need to take the closed review; initiating and pioneering the development and implementation of a competency assessment project for undergraduate admission in VNU; developing the training regulations for both undergraduate and graduate level with many new and unique features but still ensuring the quality, demonstrating the pioneering and integration with international standards at VNU (up to now, VNU is the only training organization in the country that requires PhD students to publish international papers before graduating); promoting the integration of training activities and research activities and transferring those activities into reality; building and developing strong research groups in the universities; promoting the publishing of the textbooks and digitalizing them; deploying and promoting the digitalization of training and enrollment management at VNU.
At the same time, Prof. Dr. Sci. Nguyen Dinh Duc is also the key person to develop human resource training projects for the Northwest provinces, for the Southern and South Central provinces; hosting the projects to support basic sciences, the doctoral training project with international standards; proposing policies to support scholarships for excellent PhD students and postdoctoral trainees at VNU. Prof. Dr Sci. Duc has also participated in the National High School Examination Steering Committee for many years and other professional councils of the Ministry of Education and Training.
Especially, Prof. Dr Sci. Duc is a person who perseveres and orients to renovate the structure of training program in VNU, from only focusing on basic sciences programs to many new interdisciplinary programs, advanced technology and engineering programs … 10 years ago, the proportion of technology and engineering programs shared only 8% in the total enrollment target of VNU, but now, this figure increases to 20%.
During the period that Prof. Dr. Sci. Duc has been working as Director of Academic Affairs Department at VNU, the training management at VNU has shown both dedication and vision, steadfastly maintained the quality and discipline in training activities, and promoted the training and research activities to integrate with international standards, so that VNU is always worthy of being a reliable university for training and fostering talents, pioneering innovation, and being an important pillar in the undergraduate education system.
Previously, Prof. Dr. Sci. Nguyen Dinh Duc was Director of Science and Technology Department of VNU (2005-2008), and 15 years ago was Vice President of University of Engineering and Technology (2008-2012).
Prof. Nguyen Dinh Duc is a talented and dedicated teacher and scientist and is influential and prestigious in both the domestic and international scientific communities. Prof. Dr. Sci. Nguyen Dinh Duc is Head of the strong research group on Advanced Materials and Structures of VNU, which has implemented the new and modern research directions on advanced composite materials, intelligent materials with variable mechanical properties FGM and FG CNTRC; auxetic materials and textures; applying optimization algorithms of bee colonies, Machine Learning and AI in technical problems. Prof. Duc has been as Vice Chairman of Vietnam Mechanics Association for many years, member of the editorial board of Mathematical Physics journal – VNU, Vietnam Mechanics journal (Vietnam Academy of Science and Technology), Science and Technology journal (Ministry of Science and Technology) and member of the Editorial Board of 10 prestigious ISI journals.
Prof. Nguyen Dinh Duc is also the founder of the Advanced Structural and Materials Laboratory (2015); founded the Department of Traffic Construction Technology (2018) (now is Faculty of Traffic Construction Technology); Prof. Duc has also proposed, built, and opened the master’s program and undergraduate program in civil engineering at Vietnam Japan University (2016, 2022); and undergraduate program in automation and informatics engineering in International Schools (2021). These programs have attracted young doctors and talented students, developed international collaborations and strong research groups, and contributed to strengthening the science and technology activities in key fields at VNU. He has made important contributions to the field of engineering and technology of VNU which ranked 386th in the world in the QS ranking of 2022.
For 4 consecutive years from 2019 to now, Prof. Nguyen Dinh Duc has been listed in the ranking of 10,000 scientists with the most scientific citations, and in 2022, he was ranked 94th in the world in the field of Engineering and Technology. Prof. Duc is one of three professors of VNU recognized as typical teachers of the education sector on the occasion of 40 years of educational career of Vietnam (1982-2022); Outstanding Teacher Award of VNU in 2022.
During the period of 2 terms (more 10 years) as Director of the Academic Affairs department of VNU, Prof. Nguyen Dinh Duc was continuously a grassroots emulation warrior, including 4 times as an emulation warrior at VNU level and 2 times as an emulation warrior at Ministerial level; 15 Certificates of Merit from the President of VNU, 3 Certificates of Merit from the Minister of the Ministry of Education and Training; Labor Medal 3rd Class 3 (2016); Labor Medal 2nd Class (2022); The Academic Affairs Department, where Prof. Dr. has been director from 2012 to now, has been an excellent department for more than 10 consecutive years, and so far this department is the only one at VNU to have received the Labor Medal 3rd Class of the President in 2018.
By UET news
– Pursuant to the Law on Higher Education No. 08/2012/QH13 dated June 18, 2012 and Law No. 34/2018/QH14 dated November 19, 2018 on amending and supplementing a number of articles of the Law on Higher Education; hereinafter collectively referred to as the Higher Education Law.
– Decree No. 141/2013/ND-CP dated October 24, 2013 on detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Higher Education.
– Decree No. 99/2019/ND-CP dated December 30, 2019 on detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law amending and supplementing a number of articles of the Law on Higher Education.
The University Council of a public university has the following responsibilities and powers:
– To decide on the university’s strategy, development plan, and annual plan; to decide the policy of developing the university or merging with another university.
– To promulgate operation regulations, financial regulations, and grassroots democracy regulations of universities in accordance with this Law and other relevant laws.
– To decide the enrollment issues, the opening of new training programs, training activities, joint training activities, scientific and technological activities, international cooperation activities; policies on quality assurance of higher education, cooperation between universities and enterprises and employers.
– To decide on organizational structure, labor structure, establish, merger, separate, dissolute of the units of the university; to promulgate the list of job positions, standards and working conditions of each position; to regulate on recruitment, employment and management of lecturers, employees in accordance with the provisions of law.
– To decide and submit to the management agency to issue decisions on recognition, dismissal of university rectors; to appoint, dismissthe university vice rector based on the proposal of the university’s principal; the decision on other management positionsdepends on the university’s regulations; to evaluate the annual performance of the university council’schairman and university rector; to collect the vote of confidence for the university council chairman, university rector in the middle of the term or irregularly according to the university’s regulations.
– To decide on the policies to attract investment capital sources for the university; policy on tuition fee, support learners; to approve the financial plan; to approve the annual financial report.
– To decide on the investment policy and the usage of university assets in accordance with the university’s regulations; to decide the policy on salary, bonus and other benefits of the university managers.
– To supervise the implementation of the university council’s decision, the observance of the law, the implementation of democratic regulations in the operation of the university and the accountability of the university principal; supervise the management and spend of finance and assets of the university; to report annually before the university plenary meeting on the results of supervision and the performance of the university council.
– To comply with the law; take responsibility to the law, competent management agencies and related parties for decisions of the university council; to public and transparence the information, reporting regime; to be inspected and examinated by the competent agencies; to implementthe accountability; to be supervised of society, individuals and organizations in the university.
– To implement other responsibilities and powers as prescribed in the university’s regulations on organization and operation.
———————————-
Bản dịch từ trang tin tiếng Việt https://uet.vnu.edu.vn/gs-tskh-nguyen-dinh-duc-lam-chu-tich-hoi-dong-truong-dh-cong-nghe/
Ngày 16/5/2023, Giám đốc ĐHQGHN đã ký QĐ số 1702/QĐ-ĐHQGHN ngày 16/5/2023 về việc công nhận GS.TSKH Nguyễn Đình Đức làm Chủ tich Hội đồng trường ĐH Công nghệ – ĐHQGHN. Trước đó, ngày 05/5/2023, hội đồng trường ĐH Công nghệ đã họp và bầu GS Nguyễn Đình Đức làm Chủ tịch Hội đồng trường với sự tín nhiệm tuyệt đối.
GS Nguyễn Đình Đức đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và trải qua 2 nhiệm kỳ làm Trưởng Ban Đào tạo (Đại học và Sau đại học) của ĐHQGHN. Trên cương vị này, GS Nguyễn Đình Đức đã có nhiều sáng kiến và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ĐHQGHN như phát triển các chương trình tài năng, chất lượng cao và chuẩn quốc tế: trong năm 2022, quy mô tuyển sinh các hệ này đã đạt 45% chỉ tiêu tuyển sinh của ĐHQGHN; mở nhiều ngành đào tạo mới và các ngành thí điểm đặc sắc; ban hành nhiều chính sách hay và tiên phong như chính sách đặc thù với học sinh THPT của ĐHQGHN (xét tuyển thẳng vào đại học với các em học sinh THPT chuyên có thành tích và kết quả học tập xuất sắc; cho phép học sinh THPT chuyên được tích lũy, học trước một số môn ở bậc đại học,…); tổ chức kỳ thi Olympic ĐHQGHN để phát hiện, tuyển chọn các em học sinh bậc THPT giỏi trên cả nước tạo nguồn vào đại học chất lượng cao; đi đầu trong cả nước sử dụng các kết quả đánh giá năng lực quốc tế uy tín như SAT, ACT, A-level Cambridge để xét tuyển vào đại học chính quy ở Việt Nam; đặc cách miễn phản biện kín với các nghiên cứu sinh có công bố quốc tế xuất sắc; khởi nguồn và tiên phong xây dựng và triển khai đề án đánh giá năng lực áp dụng trong tuyển sinh đại học chính quy ở ĐHQGHN; xây dựng các quy chế đào tạo đại học và sau đại học có nhiều điểm mới, đặc sắc, giữ vững chất lượng, thể hiện sự tiên phong và hội nhập với các chuẩn mực quốc tế ở ĐHQGHN (đến nay ĐHQGHN là cơ sở đào tạo duy nhất trong cả nước yêu cầu nghiên cứu sinh khi bảo vệ luận án phải có công bố quốc tế); thúc đẩy tích hợp đào tạo gắn với nghiên cứu; gắn đào tạo và nghiên cứu với thực tiễn; xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh trong trường đại học; thúc đẩy xuất bản và số hóa giáo trình, học liệu; triển khai và đẩy mạnh tin học hóa quản lý đào tạo và tuyển sinh ở ĐHQGHN.
Đồng thời, GS Nguyễn Đình Đức cũng là người chủ chốt xây dựng các đề án đào tạo nhân lực cho các tỉnh Tây Bắc, cho khu vực các tỉnh phía Nam và Nam Trung bộ; chủ trì triển khai xây dựng Đề án hỗ trợ các ngành khoa học cơ bản; đề án đào tạo tiến sỹ đạt chuẩn quốc tế; đề xuất chính sách hỗ trợ học bổng cho NCS và thực tập sinh (xuất sắc) sau tiến sỹ ở ĐHQGHN; GS Đức cũng đã nhiều năm tham gia Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia và các hội đồng chuyên môn khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đặc biệt GS là người kiên trì và định hướng đổi mới cơ cấu ngành nghề trong đào tạo ở ĐHQGHN, từ chỗ chỉ tập trung đào tạo các ngành khoa học cơ bản sang đào tạo nhiều ngành mới liên ngành, các ngành kỹ thuật công nghệ tiên tiến, đẩy mạnh đào tạo hệ kỹ sư: 10 năm trước các ngành kỹ thuật công nghệ chỉ chiếm khoảng 8%, đến nay đã lên tới hơn 20% chỉ tiêu tuyển sinh của toàn ĐHQGHN.
Trong thời gian GS Đức đảm nhiệm cương vị Trưởng ban Đào tạo, công tác quản lý đào tạo ở ĐHQGHN thể hiện vừa có tâm, vừa có tầm, kiên định giữ vững chất lượng và kỷ cương trong đào tạo, thúc đẩy hoạt động đào tạo và nghiên cứu hội nhập với các chuẩn mực quốc tế, để ĐHQGHN luôn xứng đáng là địa chỉ tin cậy đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, tiên phong, đầu tàu đổi mới và là nòng cột trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.
Được biết trước đó, GS Nguyễn Đình Đức đã từng là Trưởng Ban KHCN của ĐHQGHN (2005-2008), và 15 năm về trước đã từng làm Phó hiệu trưởng trường ĐH Công nghệ (2008-2012).
GS Nguyễn Đình Đức còn là người Thầy, nhà khoa học tài năng và tâm huyết, có ảnh hưởng và uy tín trong cộng đồng khoa học trong nước và quốc tế. GS Nguyễn Đình Đức là Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh về Vật liệu và Kết cấu tiên tiến của ĐHQGHN – đã triển khai những hướng nghiên cứu rất mới và hiện đại về vật liệu composite tiên tiến, vật liệu thông minh có cơ lý tính biến đổi FGM và FG CNTRC; vật liệu và kết cấu auxetic; ứng dụng thuật toán tối ưu hóa của đàn ong, Machine Learning và Al trong các bài toán kỹ thuật; GS Đức đã nhiều năm là Phó Chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam, thành viên Hội đồng biên tập tạp chí Toán Lý – ĐHQGHN, Tạp chí Cơ học Việt Nam (Viện Hàn lâm KHCN VN), Tạp chí KHCN (Bộ KHCN) và là thành viên Hội đồng Biên tập của 10 tạp chí ISI có uy tín của quốc tế.
GS Nguyễn Đình Đức cũng là người sáng lập PTN Vật liệu và kết cấu tiên tiến (2015); sáng lập Bộ môn Công nghệ Xây dựng Giao thông (2018) và bộ môn đã trở thành Khoa vào năm 2022; GS Đức cũng là người đề xuất và xây dựng, mở ngành đào tạo thạc sỹ kỹ thuật hạ tầng, kỹ sư xây dựng ở Trường ĐH Việt Nhật (2016, 2022); ngành kỹ sư tự động hóa và tin học ở trường quốc tế (2021). Thông qua các chương trình này đã thu hút được các TS trẻ và sinh viên tài năng, phát triển các hợp tác quốc tế và các nhóm nghiên cứu mạnh, góp phần tăng cường tiềm lực KHCN trong những ngành mũi nhọn ở ĐHQGHN. Ông đã có những đóng góp quan trọng, góp phần để lĩnh vực kỹ thuật công nghệ của ĐHQGHN vươn lên và được xếp hạng 386 thế giới trong bảng xếp hạng QS năm 2022.
4 năm liên tục từ 2019 đến nay, GS Nguyễn Đình Đức lọt vào bảng xếp hạng 10.000 nhà khoa học có trích dẫn khoa học xuất sắc nhất, và năm 2022 đứng thứ 94 thế giới trong lĩnh vực Engineering. GS Đức là môt trong ba giáo sư của ĐHQGHN được công nhận là Nhà giáo tiêu biểu của Ngành Giáo dục nhân dịp 40 năm sự nghiệp giáo dục (1982-2022); Giải thưởng nhà giáo tiêu biểu của ĐHQGHN năm 2022.
Trong suốt thời gian 2 nhiệm kỳ – 10 năm làm Trưởng Ban đào tạo của ĐHQGHN, GS Nguyễn Đình Đức liên tục là chiến sỹ thi đua cấp cơ sở; trong đó có 4 lần Chiến sỹ thi đua cấp ĐHQGHN và 2 lần chiến sỹ thi đua cấp Bộ; 15 Bằng khen của Giám đốc ĐHQGHN, 3 Bằng khen của Bộ Trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo; Huân chương Lao động Hạng 3 (2016); Huân chương Lao động Hạng nhì (2022); Tập thể Ban Đào tạo do GS Nguyễn Đình Đức lãnh đạo từ 2012 đến nay cũng hơn 10 năm liên tục là tập thể lao động xuất sắc, và đến nay là Ban chuyên môn duy nhất của ĐHQGHN vinh dự được nhận Huân chương Lao động hạng 3 của Chủ tịch nước vào năm 2018.
———————————-
– Căn cứ Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.
– Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học.
– Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Hội đồng trường của trường đại học công lập có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
– Quyết định về chiến lược, kế hoạch phát triển, kế hoạch hằng năm của trường đại học; chủ trương phát triển trường đại học thành đại học hoặc việc sáp nhập với trường đại học khác.
– Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính, quy chế dân chủ ở cơ sở của trường đại học phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Quyết định phương hướng tuyển sinh, mở ngành, đào tạo, liên kết đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; chính sách bảo đảm chất lượng giáo dục đại học, hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động.
– Quyết định về cơ cấu tổ chức, cơ cấu lao động, thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các đơn vị của trường đại học; ban hành danh mục vị trí việc làm, tiêu chuẩn và điều kiện làm việc của từng vị trí; quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, giảng viên, viên chức và người lao động phù hợp với quy định của pháp luật.
– Quyết định và trình cơ quan quản lý có thẩm quyền ra quyết định công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm hiệu trưởng trường đại học; bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm phó hiệu trưởng trường đại học trên cơ sở đề xuất của hiệu trưởng trường đại học; việc quyết định các chức danh quản lý khác do quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học quy định; tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động hằng năm của chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng trường đại học; lấy phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng trường đại học vào giữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học.
– Quyết định chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển trường đại học; chính sách học phí, hỗ trợ người học; phê duyệt kế hoạch tài chính; thông qua báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo quyết toán kinh phí đối với các nguồn thu hợp pháp của trường đại học.
– Quyết định chủ trương đầu tư và sử dụng tài sản có giá trị lớn thuộc thẩm quyền của trường đại học theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học; quyết định chính sách tiền lương, thưởng, quyền lợi khác của chức danh lãnh đạo, quản lý trường đại học theo kết quả, hiệu quả công việc và vấn đề khác theo quy định tổ chức và hoạt động của trường đại học.
– Giám sát việc thực hiện quyết định của hội đồng trường, việc tuân thủ pháp luật, thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của trường đại học và trách nhiệm giải trình của hiệu trưởng trường đại học; giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của trường đại học; báo cáo hằng năm trước hội nghị toàn thể của trường đại học về kết quả giám sát và kết quả hoạt động của hội đồng trường.
– Tuân thủ pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan quản lý có thẩm quyền và các bên liên quan về các quyết định của hội đồng trường; thực hiện công khai, minh bạch thông tin, chế độ báo cáo; chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền; thực hiện trách nhiệm giải trình trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của hội đồng trường; chịu sự giám sát của xã hội, cá nhân và tổ chức trong trường đại học.
– Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học.
Ngày 17/5/2023, tại Hòa Lạc, Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân đã trao quyết định công nhận chức danh Chủ tịch Hội đồng Trường cho GS.TSKH Nguyễn Đình Đức và công nhận Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ với GS.TS Chử Đức Trình.
Giám đốc ĐHQGHN đã ký Quyết định số 1702/QĐ-ĐHQGHN công nhận ông Nguyễn Đình Đức, Đảng ủy viên Đảng ủy ĐHQGHN, Trưởng Ban Đào tạo, Phó Bí thư Đảng ủy, Thành viên Hội đồng Trường ĐH Công nghệ giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Công nghệ nhiệm kỳ 2022 -2027. Quyết định có hiệu lực từ ngày 16/5/2023 và Quyết định số 1728/QĐ-ĐHQGHN về việc ông Chử Đức Trình, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường, Phó Hiệu trưởng Phụ trách giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ. Quyết định có hiệu lực từ ngày 17/5/2023.
Phát biểu nhận nhiệm vụ mới, GS. TSKH Nguyễn Đình Đức tân Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN bày tỏ vui mừng và trân trọng cảm ơn Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám đốc ĐHQGHN tạo điều kiện để cán bộ có cơ hội phát triển, rèn luyện và trải nghiệm trong những cương vị quản lý tại ĐHQGHN. Đồng chí cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực và làm việc với tinh thần tận hiến, đồng lòng, đồng thuận vì sự phát triển chung của ĐHQGHN.
Đôi nét quá trình công tác của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Công nghệ
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, một trong hai nhà khoa học lọt top 10.000 nhà khoa học ảnh hưởng thế giới, vừa được công nhận là Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức trải qua 2 nhiệm kỳ làm Trưởng Ban Đào tạo (đại học và sau đại học) của ĐHQGHN. Trước đó, GS Nguyễn Đình Đức đã là Trưởng Ban Khoa học Công nghệ của ĐHQGHN (2005-2008) và 15 năm trước đã từng là Phó Hiệu Trưởng Đại học Công nghệ, ĐHQGHN (2008-2012).
Trong 4 năm liên tục từ 2019 đến nay, GS Nguyễn Đình Đức lọt vào bảng xếp hạng 10.000 nhà khoa học có trích dẫn khoa học xuất sắc nhất, và năm 2022 đứng thứ 94 thế giới trong lĩnh vực Engineering.
GS.TSKH Đức cũng là một trong ba giáo sư của ĐHQGHN được công nhận Nhà giáo tiêu biểu của ngành Giáo dục nhân dịp 40 năm sự nghiệp giáo dục (1982-2022); Giải thưởng nhà giáo tiêu biểu của ĐHQGHN năm 2022.
Ông được nhận Huân chương Lao động hạng Ba năm 2016 và Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2022.
Trên cương vị Trưởng Ban Đào tạo của ĐHQGHN, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã có nhiều sáng kiến và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ĐHQGHN như phát triển các chương trình tài năng, chất lượng cao và chuẩn quốc tế.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức là Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh về Vật liệu và Kết cấu tiên tiến của ĐHQGHN.
Ông đã nhiều năm là Phó Chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam, thành viên Hội đồng biên tập tạp chí Toán Lý – ĐHQGHN, Tạp chí Cơ học Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam), Tạp chí Khoa học & Công nghệ (Bộ KH&CN) và là thành viên Hội đồng Biên tập của 10 tạp chí ISI có uy tín của quốc tế.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã có những đóng góp quan trọng, góp phần để lĩnh vực kỹ thuật công nghệ của ĐHQGHN vươn lên và được xếp hạng 386 thế giới trong bảng xếp hạng QS năm 2022.
Đôi nét quá trình công tác của GS.TS Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ
GS.TS Chử Đức Trình đã gắn bó 24 năm tại Trường ĐH Công nghệ, ĐQHGHN.
Trước khi đảm nhiệm vị trí Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ, ông đã kinh qua các vị trí khác nhau như, giảng viên, Phó chủ nhiệm Khoa Điện tử Viễn thông, Trường Đại học Công nghệ; Trưởng phòng Thí nghiệm thực hành Điện tử Viễn thông, Khoa Điện tử Viễn thông, Trường Đại học Công nghệ; Phó bí thư chi bộ, Phó chủ nhiệm, rồi Chủ nhiệm Bộ môn Vi cơ điện tử và Vi hệ thống, Bí thư, Chủ nhiệm Khoa Điện tử Viễn thông, Trường Đại học Công nghệ; Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ;
Trong quá trình công tác, tân Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ, GS.TS Chử Đức Trình đã có nhiều thành tích, khen thưởng của các Bộ, ngành, Cơ quan Trung Ương và ĐHQGHN.
Đó là chủ đề được các chuyên gia, nhà khoa học, đội ngũ giáo viên, giảng viên đang giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực toán học chia sẻ tại buổi Seminar do Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông, Trường Đại học Công nghệ đăng cai, phối hợp với Hội Toán học Hà Nội tổ chức sáng ngày 4/5/2023.
Đây là sự kiện Seminar thường niên của Hội toán học Hà nội do GS.TSKH Nguyễn Văn Mậu chủ trì và được duy trì thường xuyên nhiều năm nay. Sự kiện đã thu hút được đông đảo đội ngũ giáo viên, giảng viên đang giảng dạy toán tại các trường đại học, trường THPT trên địa bàn cả nước tham gia.
Từ những hội thảo này, là nơi giúp các nhà khoa học luôn giữ mãi được ngọn lửa yêu nghề, yêu toán và đặc biệt là nhiệt huyết và quyết tâm phát huy và ứng dụng toán học vào giải quyết các bài toán của thực tiễn và các ngành khoa học khác tại Việt Nam.
Buổi hội thảo có sự tham gia của GS.TSKH Nguyễn Văn Mậu, Chủ tịch Hội Toán học Hà Nội, chủ trì Seminar và đông đảo những nhà khoa học đến từ các Trường đại học, Học viện, Viện nghiên cứu, các thầy cô giáo dạy toán từ các trường phổ thông, các chuyên gia giáo dục trên cả nước, theo hình thức offline kết hợp với online.
Về phía Trường Đại học Công nghệ có GS.TS Chử Đức Trình và TS. Nguyễn Anh Thái – Phó Hiệu trưởng Nhà trường, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông và các giảng viên cơ hữu, kiêm nhiệm trong Khoa.
Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Chử Đức Trình – Phó Hiệu trưởng Nhà trường, thay mặt Ban Giám hiệu đã bày tỏ sự vinh dự khi được Hội Toán học Hà Nội tin tưởng để nhà trường phối hợp tổ chức hội thảo. Phó Hiệu trưởng khẳng định, Toán học trong các ngành công nghệ là vô cùng quan trọng, trong các năm gần đây Nhà trường đang triển khai đưa Toán học trở thành môn học yêu thích của sinh viên.
Phó Hiệu trưởng mong muốn, Trường Đại học Công nghệ hàng năm được đón tiếp Hội Toán học tổ chức hội thảo để có thể đồng hành cùng Hội lan tỏa tình yêu Toán học đến thế hệ trẻ.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông (The Faculty of Civil Engineering), Trường ĐH Công nghệ đã giới thiệu với các đại biểu dự Seminar về quá trình hình thành và phát triển của Khoa Công nghệ Xây dựng-Giao thông trong 5 năm qua, đồng thời nhấn mạnh: Toán học giữ vai trò tối quan trọng trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ (Engineering). Bên cạnh các thiết bị hiện đại, thì các ngành kỹ thuật, trong đó có Civil Engineering rất cần đến các kiến thức cơ bản của toán học, cơ học, vật lý và công nghệ thông tin,…. Đây là thế mạnh của ĐHQGHN và đã giúp các nhà khoa học của ĐHQGHN có thể làm chủ những kỹ thuật-công nghệ nguồn, nhờ đó đã làm nên những trường phái khoa học có đặc trưng riêng, được biết đến trong cộng đồng khoa học quốc tế.
Tại hội thảo, có 2 báo cáo đã được trình bày: Phương pháp tương hỗ tìm nghiệm đóng của bài toán truyền sóng với ứng dụng trong lĩnh vực đánh giá không phá hủy và siêu âm định lượng xương (GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, TS Phan Hải Đăng) và Thuật toán tìm ước số và ước chung lớn nhất (thầy Nguyễn Mạnh Cảng, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội).
Năm 2022, ĐHQGHN có 6 lĩnh vực xếp hạng top 500 trong bảng xếp hạng QS của Thế giới, trong đó lĩnh vực Toán học (top 400-500) và Lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ (Engineering) được xếp hạng 386 thế giới. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN 4 năm liên tiếp lọt top 10.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới, và năm 2022 đứng thứ 94 thế giới trong lĩnh vực Engineering. Tháng 3/2023, Research.com cũng đã công bố xếp hạng các nhà khoa học theo các lĩnh vực ở từng quốc gia, và có 13 nhà khoa học Việt Nam thuộc các lĩnh vực khác nhau có tên trong bảng xếp hạng này, trong đó có 4 nhà khoa học của ĐHQGHN là: GS.TSKH Nguyễn Đình Đức (lĩnh vực Engineering), GS.TS Phạm Hùng Việt (Lĩnh vực công nghệ môi trường), PGS.TS Từ Bình Minh (Lĩnh vực hóa học) và PGS.TS Lê Hoàng Sơn (Lĩnh vực công nghệ thông tin).
Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) được thành lập theo Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ với sứ mạng là đại học trọng điểm quốc gia – một trung tâm đào tạo chất lượng cao, trình độ cao gắn với nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, ngang tầm khu vực, tiến tới đạt trình độ quốc tế, làm nòng cột và đầu tàu đổi mới cho hệ thống giáo dục nước nhà. Kể từ đó đến nay, ĐHQGHN đã phát triển vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu lớn, luôn khẳng định là đại học hàng đầu của Việt Nam.
Đại học đa ngành, đa lĩnh vực, mạnh cả về cơ cấu tổ chức và quy mô
Khi mới thành lập, ĐHQGHN chỉ có 3 trường đại học thành viên là Trường Đại học Tổng hợp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm ngoại ngữ. Đến nay, ĐHQGHN đã cơ bản hoàn chỉnh cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực với 9 trường đại học thành viên, 5 viện nghiên cứu, 2 trường trực thuộc và 2 khoa trực thuộc. Quy mô đào tạo những năm đầu chỉ khoảng 20.000 sinh viên chính quy và 100 nghiên cứu sinh, sau 30 năm, quy mô đào tạo bậc đại học đã tăng gấp 3 lần (khoảng 60.000 sinh viên chính quy) và quy mô đào tạo nghiên cứu sinh đã tăng hơn 10 lần (khoảng 1.100 nghiên cứu sinh). Từ chỗ chỉ có hơn 50 ngành đào tạo, đến nay ĐHQGHN dự kiến tuyển sinh với 141 ngành trình độ đại học, trong đó có 6 ngành mới trong năm 2023.
Nhà điều hành của ĐHQGHN tại 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
Với cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực, ĐHQGHN có thế mạnh lớn để tham gia giải quyết những vấn đề khoa học và công nghệ (KH&CN) trọng điểm của đất nước trong tất cả các lĩnh vực, kể cả những lĩnh vực khó và quan trọng như: Thiết kế vi mạch, Khoa học Máy tính, Cơ điện tử, Hàng không vũ trụ, Tự động hóa và Tin học, Trí tuệ nhân tạo, Xây dựng – giao thông, Công nghệ nano, An ninh phi truyền thống…
Góp phần quan trọng vào sự nghiệp đào tạo nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao cho đất nước
ĐHQGHN là cơ sở giáo dục đào tạo từ THCS, trung học phổ thông đến tiến sỹ. Ngoài các trường chuyên được thành lập lâu đời với bề dày thành tích được cả nước biết đến như: Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên (thuộc Trường Đại học Khoa học tự nhiên) và Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ), mới đây, Trường THPT Khoa học Giáo dục (thuộc Trường Đại học Giáo dục), Trường THPT Chuyên Khoa học xã hội và nhân văn (thuộc Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn) đã được thành lập. Đặc biệt, Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên đã đạt được nhiều thành tích trên đấu trường quốc tế và châu lục, đứng đầu về huy chương vàng quốc tế ở Việt Nam.
Bên các chương trình đào tạo hệ chuẩn, ĐHQGHN đã xây dựng các chương trình đặc biệt để đào tạo, bồi dưỡng nhân tài. Lần đầu tiên ở Việt Nam, năm 1997, ĐHQGHN đã xây dựng và triển khai dự án “Đào tạo cử nhân khoa học tài năng” và từ năm 2001 là Dự án “Đào tạo nguồn nhân lực tài năng”. Bên cạnh truyền thống đào tạo nhân tài ở bậc THPT chuyên, ĐHQGHN là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên của Việt Nam thực hiện một cách chính quy công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tài ở bậc đại học. Mục tiêu của Dự án năm 2001 là khai thác tiềm lực và thế mạnh của ĐHQGHN về cơ sở vật chất và đội ngũ khoa học đầu ngành để tham gia đào tạo các nhà khoa học giỏi thuộc các ngành khoa học cơ bản cốt lõi, các ngành công nghệ cao và kinh tế – xã hội mũi nhọn, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Từ năm 2006 trở đi, để tăng cường hội nhập các chuẩn mực quốc tế, trong khi quy mô đào tạo cử nhân tài năng, chất lượng cao còn nhỏ, mức độ “quốc tế hoá” về chương trình, phương pháp đào tạo, ngoại ngữ sử dụng chưa đủ cao, ĐHQGHN bắt đầu triển khai đào tạo các Chương trình đào tạo tiên tiến. Đây là các chương trình đào tạo bậc đại học, sử dụng toàn bộ chương trình, giáo trình của một đại học nước ngoài, giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, do Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và cấp kinh phí triển khai thực hiện. Đội ngũ giảng viên của Việt Nam và một số giảng viên nước ngoài. Chương trình này chỉ đảm nhận việc phát triển quốc tế hóa một chương trình đào tạo, chưa nhằm mục tiêu phát triển được cả ngành, đơn vị cấp Khoa đạt chuẩn quốc tế.
Tiếp sau Chương trình đào tạo tiên tiến, năm 2007, ĐHQGHN bắt đầu triển khai các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế, còn gọi là chương trình nhiệm vụ chiến lược (ban đầu được gọi là chương trình 16-23, vì tập trung lựa chọn được 16 ngành đại học và 23 chuyên ngành sau đại học tham gia chương trình). Mục tiêu của chương trình này là xây dựng và phát triển cả ngành, chuyên ngành đạt chuẩn quốc tế, từ chương trình đào tạo đến đội ngũ, cơ sở vật chất, học liệu, nguồn nhân lực theo các tiêu chí đánh giá xếp hạng nhằm tạo tiền đề và điều kiện để phát triển từng bước từ bộ môn, khoa đến trường đại học thành viên đạt chuẩn quốc tế và được đầu tư, phê duyệt theo từng đề án cho từng ngành/chuyên ngành.
Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sỹ mới (năm 2017 và 2022) của ĐHQGHN là những bước đột phá mạnh mẽ trong hoạt động đào tạo.
Đứng trước những yêu cầu cấp bách về việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao. ĐHQGHN đã triển khai Đề án đổi mới đào tạo trình độ tiến sỹ tại ĐHQGHN và đã ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sỹ mới (2017, 2022). Đây là những bước đột phá mạnh mẽ trong hoạt động đào tạo. Quy chế mới yêu cầu nâng cao chuẩn đầu ra về chuyên môn và ngoại ngữ của nghiên cứu sinh. Hiện nay, chỉ còn ĐHQGHN là cơ sở giáo dục đại học duy nhất trong cả nước yêu cầu nghiên cứu sinh phải có công bố quốc tế. Quy chế của ĐHQGHN cũng nâng cao chuẩn về công bố quốc tế và chất lượng của đội ngũ giảng viên hướng dẫn nghiên cứu sinh cũng như đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo, giảng dạy bậc tiến sỹ; yêu cầu gắn hoạt động làm luận án của nghiên cứu sinh với hoạt động của bộ môn/phòng thí nghiệm…
Tiên phong đổi mới nhiều lĩnh vực trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam
Với triết lý đào tạo thông qua nghiên cứu để đảm bảo chất lượng và nghiên cứu để tiếp cận trình độ của thế giới, đào tạo trình độ cao, năm 2004, tại phiên họp lần thứ X Hội đồng Khoa học và Đào tạo của ĐHQGHN đã xác định các tiêu chí cơ bản của đại học nghiên cứu, như chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu; tỷ lệ sinh viên/giảng viên; tỷ lệ đào tạo sau đại học/đại học; số lượng, chất lượng và lượt trích dẫn của các công bố quốc tế… và từ đó định hướng cho các hoạt động của nhà trường. Việc tiên phong mở rộng quy mô đào tạo, theo hướng nâng cao tỷ lệ đào tạo sau đại học/đại học cũng như đầu tư xây dựng các nhóm nghiên cứu chính là 2 trong những giải pháp quan trọng để thực hiện chiến lược này.
ĐHQGHN cũng tiên phong mở các ngành mới, ngành/chuyên ngành thí điểm, chưa có trong danh mục mã ngành đào tạo của Nhà nước như an toàn thông tin, trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano, công nghệ hàng không vũ trụ, an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu… Với tầm nhìn xa, tổng hợp, bao quát, ngay từ năm 1995, Lãnh đạo ĐHQGHN đã thành lập Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục (tiền thân của Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Trung tâm khảo thí và Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục của ĐHQGHN ngày nay). Những đóng góp của Trung tâm này về các tiêu chí đảm bảo chất lượng giáo dục, xếp hạng đại học, các năng lực phẩm chất cần có để dự tuyển vào đại học để xây dựng bài thi chuẩn hóa đánh giá năng lực, cũng như mở ngành và đào tạo đầu tiên trong cả nước thạc sỹ và tiến sỹ về đo lường đánh giá trong giáo dục.
Năm 2012, Ban Đào tạo đã xây dựng Đề án đổi mới tuyển sinh theo đánh giá năng lực (ĐGNL) và suốt trong 3 năm (2012-2014) là đơn vị trực tiếp triển khai xây dựng đề thi cũng như các quy chế, quy trình, phần mềm phục vụ ĐGNL, áp dụng trước tiên cho hệ tài năng và chất lượng cao và làm tiền đề cho việc thành lập Trung tâm Khảo thí – đơn vị chuyên trách tổ chức thi ĐGNL ở ĐHQGHN. Năm 2016, ĐHQGHN đã đi đầu trong đổi mới tuyển sinh đại học theo ĐGNL cho tất cả các chương trình đào tạo; tiên phong trong việc xây dựng bài thi chuẩn hóa ĐGNL và cũng tiên phong áp dụng thành công việc triển khai đổi mới tuyển sinh theo hình thức sử dụng bài thi ĐGNL ở ĐHQGHN. Với phổ kiến thức vừa rộng lại vừa sâu, phong phú, kết quả thi nhanh, việc chấm thi tự động bằng máy khách quan, trung thực, và có thể tổ chức cho thí sinh chủ động đăng ký thi nhiều lần trong năm, đã được dự luận xã hội đồng tình ủng hộ và đánh giá rất cao. Tuyển sinh theo ĐGNL của ĐHQGHN như luồng gió mới làm mát dịu những căng thẳng của các kỳ thi đại học theo 3 chung cứ mỗi năm vào hè tháng 6. Nhiều trường đại học khác đã tin cậy và sử dụng kết quả thi ĐGNL của ĐHQGHN để tuyển sinh.
ĐHQGHN cũng là một trong những đơn vị tiên phong triển khai đào tạo theo tín chỉ thành công ở Việt Nam. Sau một số năm nghiên cứu, tìm hiểu phương thức tổ chức và quản lý đào tạo theo mô hình tín chỉ của nước ngoài, từ năm 2006, ĐHQGHN bắt đầu triển khai áp dụng các yếu tố tích cực của phương thức đào tạo theo tín chỉ, đó là: chuyển đổi chương trình; xây dựng đề cương môn học; áp dụng phương pháp dạy – học và kiểm tra đánh giá theo tín chỉ và từ 2010. Đến nay, đã áp dụng hoàn toàn và triệt để phương thức đào tạo theo tín chỉ. Các chương trình đào tạo được thiết kế theo chuẩn đầu ra, với các khối kiến thức chung được giảng dạy thống nhất trong toàn ĐHQGHN.
Một sáng kiến và quyết sách đổi mới không thể không nhắc đến là: để lựa chọn được nhiều học sinh ưu tú vào học theo chương trình đại học, ngay từ năm 2014, ĐHQGHN đã tiên phong nghiên cứu và ban hành quy chế đặc thù cho học sinh chuyên trong ĐHQGHN (và năm 2022 ban hành quy chế đặc thù sửa đổi áp dụng cho cả học sinh các trường chuyên trên toàn quốc) – ban hành các tiêu chí và quy định xét tuyển thẳng vào các trường đại học thành viên và các khoa trực thuộc của ĐHQGHN những học sinh xuất sắc.
Gắn đào tạo với nghiên cứu, xây dựng các nhóm nghiên cứu (NNC) mạnh, hội nhập với quốc tế
Các chương trình đào tạo của ĐHQGHN được xây dựng trên cơ sở tham khảo các chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến trên thế giới. ĐHQGHN thực hiện triết lý đào tạo thông qua nghiên cứu, xây dựng các nhóm nghiên cứu (NNC) mạnh để vươn tới đỉnh cao tri thức; rồi từ nghiên cứu đỉnh cao lại thúc đẩy đào tạo trình độ cao và phát triển tiềm lực KH&CN. Đến nay, ở ĐHQGHN có hàng trăm NNC lớn, nhỏ, trong đó có khoảng 30 NNC đã được Giám đốc ĐHQGHN công nhận là NNC mạnh cấp ĐHQGHN. Các NNC này đã đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo tài năng theo cá thể hóa, cũng như trong việc mở các ngành/chuyên ngành đào tạo mới, các bộ môn/phòng thí nghiệm mới của ĐHQGHN trong những năm qua.
GS.TS Hoàng Nam Nhật (bên phải) cùng cộng sự làm việc với máy gia tốc hạt.
Cũng nhờ đào tạo thông qua nghiên cứu, các sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh được tham gia hoạt động trong môi trường các NNC mạnh và nhờ vậy được thắp sáng tài năng. Đến nay, ĐHQGHN đã có những GS, PGS tuổi đời rất trẻ; không ít sinh viên năm cuối và trên trên 90% nghiên cứu sinh trong lĩnh vực khoa học tự nhiên – công nghệ của ĐHQGHN có công bố trên các tạp chí thuộc cơ sở dữ liệu của Web of Science. Không ít nghiên cứu sinh của ĐHQGHN được đào tạo trong nước, nhưng đã có kết quả nghiên cứu, số lượng và chất lượng các công bố quốc tế cao hơn so với các nghiên cứu sinh được đào tạo hoàn toàn ở nước ngoài.
Từ chỗ chưa có tên trên bản đồ xếp hạng, năm 2022 đã vươn lên trong top 800 đại học hàng đầu thế giới
Theo bảng xếp hạng đại học QS, năm 2022 ĐHQGHN đã nằm trong top 800 đại học hàng đầu thế giới và có và thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng khác của quốc tế như THE, ARWU. Cũng trong năm 2022, 6 lĩnh vực của ĐHQGHN đã lọt top 400-600 thế giới trong bảng xếp hạng QS: Toán học (351-400), Vật lý (401-500), 3 lĩnh vực Cơ kỹ thuật và Kỹ thuật điện – Điện tử, Kinh doanh và Khoa học Quản lý top 401-500, Khoa học Máy tính và hệ thống thông tin (501-600). Lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ đi sau về trước, đã vươn lên ngoạn mục, xếp hạng 386 thế giới.
ĐHQGHN có những nhà khoa học xuất sắc được quốc tế công nhận, xếp hạng trích dẫn và ảnh hưởng trong top 10.000, và thậm chí trong top 100 của thế giới, và hàng đầu của Việt Nam. Đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành, đầu đàn, đội ngũ cán bộ trí thức tài năng – nguồn nhân lực trình độ cao chính là tiềm lực mạnh nhất, là vốn quý nhất làm nên thương hiệu và những giá trị cốt lõi của ĐHQGHN.
Trụ sở nhà điều hành và sinh viên lên Hòa Lạc
Điểm nhấn mới nhất là năm 2022, sau nhiều năm ấp ủ, lần đầu tiên trụ sở nhà điều hành ĐHQGHN đã chuyển hoàn toàn lên Hòa Lạc và ĐHQGHN cũng đã đưa hơn 1.500 sinh viên lên Hòa Lạc học tập thành công. ĐHQGHN và đội ngũ những người làm công tác đào tạo lại xắn tay vào triển khai kế hoạch tuyển sinh và tổ chức học tập, giảng dạy trên Hòa Lạc; xây dựng những ngành mới, mô hình đào tạo mới (như giáo dục toàn diện), để biến Hòa Lạc thành lợi thế và tài nguyên cho sự phát triển của ĐHQGHN trong giai đoạn tới. Năm 2022 đã có 2000 sinh viên ĐHQGHN học toàn thời gian trên Hòa Lạc, và dự kiến năm 2023 sẽ có 7.000 sinh viên trên Hòa Lạc, trong đó sẽ có cả học sinh của Trường THPT Khoa học giáo dục (HES).
Ngày làm việc đầu tiên của Cơ quan ĐHQGHN tại trụ sở mới Hòa Lạc.
*
* *
Những thành tựu trên đây của ĐHQGHN đã chứng minh sự đúng đắn và thành công của mô hình Đại học Quốc gia, thực sự xứng đáng là “tập đoàn quân chủ lực”, là trụ cột của hệ thống giáo dục đại học của nước nhà. Giáo dục đại học, trong đó có ĐHQGHN đang đứng trước những thách thức về tự chủ đại học, mô hình phát triển đại học, trường đại học (và mô hình trường đại học tự chủ trong đại học tự chủ cao của chính 2 ĐHQG) trong bối cảnh mới. Thách thức về sự phát triển vượt bậc về quy mô (giữa số lượng và chất lượng), về cơ sở vật chất; về công ăn việc làm của người học sau khi tốt nghiệp; cạnh tranh về thu nhập của cán bộ giảng viên; chất lượng đào tạo và nghiên cứu, chất lượng đội ngũ; sự hội nhập với trình độ và các chuẩn mực của quốc tế,… Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đang có những chỉ đạo quyết liệt và giải pháp hữu hiệu để đổi mới mạnh mẽ giáo dục đại học Việt Nam và phát triển 2 Đại học Quốc gia lên tầm cao mới.
Chủ nhật, ngày 09-4-2023 tại khuôn viên Công viên Hồ Thiên Nga của Khu đô thị Ecopark đã diễn ra ngày thực tế dã ngoại (có thể xem là ngày hội của toàn Khoa) của Khoa Công nghệ Xây dựng Giao thông của trường ĐH Công nghệ ĐHQGHN nhân dịp 5 năm thành lập và chào mừng sự kiện Bộ môn trực thuộc trường (2018) đã được nâng cấp thành Khoa vào cuối năm 2022.
Gần 500 sinh viên và các giảng viên cơ hữu, kiêm nhiệm của Khoa đã tham gia đông đủ.
Bên cạnh các hoạt động dã ngoại và giao lưu, Khoa đã tổ chức cuộc thi nghiên cứu, tìm hiểu về quy hoạch và thiết kế của các dự án thành phần qua các giai đoạn của Ecopark để các em thuyết trình tại chuyến đi thực tế này và đã trao giải nhất, nhì, ba và khuyến khích cho các đội dự thi.
Tới dự và tham gia giao lưu với Thầy và trò của Khoa có PGĐ ĐHQGHN PGS. Phạm Bảo Sơn, PHT Trường ĐH Công nghệ GS. Chử Đức Trình, Trưởng Ban XD ĐHQGHN TS. Nguyễn Quang Huy, Trưởng phòng CTSV ĐHCN TS Bùi Trung Ninh, và các thầy cô kiêm nhiệm từ các trường ĐH Thủy Lợi, ĐH Xây dựng, ĐH Việt Nhật tham gia giảng dạy kiêm nhiệm tại Khoa.
Thật hiếm khi tổ chức được những sự kiện tâm huyết đông đủ toàn khoa như thế này.
Vui nhất là tiết mục kéo co, đội giảng viên và sinh viên, ngang sức ngang tài. Khi đội giảng viên đang trên đà dành phần thắng và chuẩn bi qua vạch để ghi điểm thì dây kéo co bựt đứt…..
30 NĂM VỚI SỨ MỆNH TIÊN PHONG, ĐỔI MỚI, KIÊN TRÌ BỀN BỈ THẮP SÁNG CÁC TÀI NĂNG, ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG NHÂN TÀI
Năm 1993, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) được thành lập theo Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ với sứ mạng là đại học trọng điểm quốc gia – một trung tâm đào tạo chất lượng cao, trình độ cao gắn với nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, ngang tầm khu vực, tiến tới đạt trình độ quốc tế làm nòng cột và đầu tàu đổi mới cho hệ thống giáo dục nước nhà.
Mô hình Đại học quốc gia cũng là một đại học tự chủ. Thời điểm đó, đất nước vừa mới bước vào thời kỳ đổi mới. Những khái niệm về tự chủ đại học, chuẩn mực quốc tế còn chưa phổ biến với nền giáo dục đại học Việt Nam. Tuy nhiên, với tầm nhìn xa trông rộng, Đảng và Nhà nước đã nhận ra những hạn chế của các đại học chuyên ngành đang hiện có vốn được xây dựng để phục vụ nền kinh tế tập trung kế hoạch hóa để thành lập ĐHQGHN với mục đích trở thành đại học hàng đầu của Việt Nam, hội nhập với nền giáo dục đại học hiện đại của thế giới.
Thấm thoắt từ đó đến nay đã 30 năm trôi qua.
Kể từ ngày thành lập đến nay, ĐHQGHN đã phát triển vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu lớn, luôn khẳng định là đại học hàng đầu của Việt Nam.
Năm 2012, các ĐHQG lần đầu tiên đã được đưa vào Luật giáo dục đại học. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hai Đại học Quốc gia phát triển.
Những thành công của ĐHQGHN trong lĩnh vực đào tạo cụ thể như sau:
Thứ nhất, trở thành đại học đa ngành, đa lĩnh vực hùng mạnh cả về cơ cấu tổ chức và quy mô, phát huy thế mạnh liên thông, liên kết giữa các đơn vị trong VNU.
Khi mới thành lập, ĐHQGHN chỉ có 3 trường đại học thành viên là ĐH Tổng hợp, ĐH Sư phạm Hà Nội và ĐH Sư phạm ngoại ngữ. Đến nay ĐHQGHN đã cơ bản hoàn chỉnh cơ cấu đa ngành đa lĩnh vực với 9 trường đại học thành viên, 5 viện nghiên cứu, 2 trường thuộc và 2 khoa trực thuộc. Các trường đại học gồm: Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Công nghệ, Trường ĐH Ngoại ngữ, Trường ĐH Kinh tế, Trường ĐH Giáo dục, Trường ĐH Việt Nhật, Trường ĐH Y dược và Trường ĐH Luật (mới được nâng cấp từ Khoa Luật lên thành trường đại học Luật năm 2022). Các viện nghiên cứu gồm có: Viện Công nghệ Thông tin, Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, Viện Tài nguyên và Môi trường, Viện Trần Nhân Tông, Viện Đảm bảo Chất lượng giáo dục. Trường thuộc có Trường Quốc tế, Trường Quản trị và Kinh doanh (HSB); Khoa đào tạo trực thuộc ĐHQGHN gồm: Khoa Liên ngành và mới đây nhất là Khoa quốc tế pháp ngữ (IFI).
Quy mô đào tạo những năm đầu chỉ khoảng 20.000 sinh viên chính quy và 100 NCS, sau 30 năm, Quy mô đào tạo của ĐHQGHN đã tăng gấp 3 lần, khoảng 60.000 sinh viên chính quy và quy mô đào tạo NCS đã lên tới 1.100.
Từ chỗ chỉ có hơn 50 ngành đào tạo, đến nay, năm ĐHQGHN dự kiến tuyển sinh với 141 ngành trình độ đại học, trong đó có 6 ngành mới trong năm 2023.
Với cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực như trên, ĐHQGHN có thế mạnh lớn để tham gia giải quyết những vấn đề khoa học công nghệ trọng điểm, của đất nước trong tất cả các lĩnh vực, kể cả những lĩnh vực khó và quan trọng như: Hàng không vũ trụ, Tự động hóa và Tin học, Trí tuệ nhân tạo, Xây dựng – giao thông, Công nghệ nano, An ninh phi truyền thống,…
Thứ hai, ĐHQG đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đào tạo nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao cho đất nước.
ĐHQGHN là cơ sở giáo dục đào tạo từ THCS, trung học phổ thông đến tiến sĩ. Ngoài các trường chuyên được thành lập lâu đời với bề dày thành tích được cả nước biết đến như: Trường THPT chuyên KHTN (thuộc trường Đại học KHTN) và Trường THPT chuyên ngoại ngữ (thuộc trường ĐH Ngoại ngữ), mới đâyTrường THPT Khoa học Giáo dục (thuộc Trường ĐH Giáo dục) đã được thành lập. Đặc biệt, Trường THPT chuyên KHTN đã đạt được nhiều thành tích trên đấu trường quốc tế và châu lục, đứng đầu về huy chương vàng quốc tế ở Việt Nam.
Bên các chương trình đào tạo hệ chuẩn, ĐHQGHN đã xây dựng các chương trình đặc biệt để đào tạo, bồi dưỡng nhân tài. Lần đầu tiên ở Việt Nam, năm 1997, ĐHQGHN đã xây dựng và triển khai dự án “Đào tạo cử nhân khoa học tài năng” và từ năm 2001, là Dự án “Đào tạo nguồn nhân lực tài năng”. Bên cạnh truyền thống đào tạo nhân tài ở bậc trung học phổ thông chuyên (với 2 trường chuyên ĐHKHTN và ĐHNN), ĐHQGHN là trường đại học đầu tiên của Việt Nam thực hiện một cách chính quy công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tài ở bậc đại học. Mục tiêu của Dự án năm 2001 là khai thác tiềm lực và thế mạnh của ĐHQGHN về cơ sở vật chất và đội ngũ khoa học đầu ngành để tham gia đào tạo các nhà khoa học giỏi thuộc các ngành khoa học cơ bản cốt lõi, các ngành công nghệ cao và kinh tế xã hội mũi nhọn, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt là đội ngũ giảng viên các khoa học cơ bản tại các trường đại học, cao đẳng cũng như các nghiên cứu viên, nhà quản lý, chuyển giao công nghệ tài năng tại các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị trong toàn quốc, với đầu vào hệ cử nhân khoa học tài năng là các em đoạt các giải olympic quốc tế, quốc gia và có điểm thi đại học đầu vào xuất sắc.
Năm 2005, ĐHQGHN đã tiến hành tổng kết Dự án “Đào tạo nguồn nhân lực tài năng”. Với những thành công và bài học kinh nghiệm sau gần 10 năm thí điểm, Đảng và Nhà nước ta đã đánh giá cao sự mô hình đào tạo tài năng bậc đại học của ĐHQGHN, đồng thời chỉ đạo các bộ ngành liên quan nghiên cứu xây dựng chế độ chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triển và mở rộng mô hình bồi dưỡng và đào tạo tài năng, chất lượng cao của ĐHQGHN cho toàn ngành. Đào tạo cử nhân khoa học tài năng tiếp tục được ĐHQGHN duy trì đào tạo đến ngày nay.
Từ năm 2006 trở đi, để tăng cường hội nhập các chuẩn mực quốc tế, trong khi quy mô đào tạo cử nhân tài năng, chất lượng cao còn nhỏ, mức độ “quốc tế hoá” về chương trình, phương pháp đào tạo, ngoại ngữ sử dụng chưa đủ cao, ĐHQGHN bắt đầu triển khai đào tạo các chương trình tiên tiến. Chương trình đào tạo tiên tiến là các chương trình đào tạo bậc đại học, sử dụng toàn bộ chương trình, giáo trình của một đại học nước ngoài, giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, do Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và cấp kinh phí triển khai thực hiện. Đội ngũ giảng viên của Việt Nam và một số giảng viên nước ngoài. Chương trình này chỉ đảm nhận việc phát triển quốc tế hóa một chương trình đào tạo, chưa nhằm mục tiêu phát triển được cả ngành, đơn vị cấp Khoa đạt chuẩn quốc tế.
Chính vì vậy, tiếp sau chương trình tiên tiến, năm 2007, ĐHQGHN bắt đầu triển khai các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế, còn gọi là chương trình nhiệm vụ chiến lược (ban đầu được gọi là chương trình 16-23, vì tập trung lựa chọn được 16 ngành đại học và 23 chuyên ngành sau đại học tham gia Đề án). Mục tiêu của chương trình này là xây dựng và phát triển cả ngành, chuyên ngành đạt chuẩn quốc tế, từ chương trình đào tạo đến đội ngũ, cơ sở vật chất, học liệu, nguồn nhân lực theo các tiêu chí đánh giá xếp hạng nhằm tạo tiền đề và điều kiện để phát triển từng bước từ bộ môn, khoa đến trường đại học thành viên đạt chuẩn quốc tế và được đầu tư, phê duyệt theo từng đề án cho từng ngành/chuyên ngành. Đây là mục tiêu và sách lược quan trọng của ĐHQGHN trong quá trình phát triển, nhằm chọn lọc vun cao, từng bước khả thi nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và sức cạnh tranh, thương hiệu của ĐHQGHN, góp phần đổi mới cơ bản giáo dục đại học Việt Nam tiếp cận các chuẩn mực và chất lượng quốc tế.
Các chương trình đào tạo của ĐHQGHN theo Quy chế mới nhất ban hành năm 2022 được quy lại gọn gàng gồm: Chương trình đào tạo tài năng, Chương trình chất lượng cao (bao gồm các chương trình tiên tiến, chuẩn quốc tế – đào tạo theo nội dung, chương trình của các đại học danh tiếng trên thế giới) và các chương trình chuẩn.
Bên cạnh đó, ĐHQGHN còn có cơ chế liên thông và sử dụng chung cán bộ cơ hữu trong toàn đại học. Do đó, các chương trình đạo tạo cũng rất phong phú và đa dạng. Năm 1993, ĐHQGHN chỉ có vài chục chương trình đào tạo, đến nay đã có 141 chương trình đào tạo đại học, gần 200 chương trình đào tạo thạc sĩ và 180 chương trình đào tạo tiến sĩ.
Đứng trước những yêu cầu cấp bách về việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao. ĐHQGHN đã triển khai Đề án đổi mới đào tạo trình độ tiến sĩ tại ĐHQGHN và đã ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ mới (2017, 2022). Đây là những bước đột phá mạnh mẽ trong hoạt động đào tạo. Quy chế mới yêu cầu nâng cao chuẩn đầu ra về chuyên môn và ngoại ngữ của NCS. Hiện nay, chỉ còn ĐHQGHN là cơ sở GDĐH duy nhất trong cả nước yêu cầu NCS phải có công bố quốc tế. Quy chế của ĐHQGHN cũng nâng cao chuẩn về công bố quốc tế và chất lượng của đội ngũ giảng viên hướng dẫn NCS cũng như đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo, giảng dạy bậc tiến sĩ; yêu cầu gắn hoạt động làm luận án của NCS với hoạt động của bộ môn/PTN; với việc tham gia các đề tài nghiên cứu; hướng dẫn thực hành, thực tập; hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp và các seminar khoa học của đơn vị chuyên môn; trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cao nhất cho cán bộ hướng dẫn và bộ môn trong quá trình đào tạo NCS. Đồng thời, Quy chế cũng đặc cách bỏ quy quy trình phản biện kín với các NCS có thành tích nghiên cứu xuất sắc, công bố được nhiều bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín. Với Quy chế này, ĐHQGHN thực hiện đào tạo tiến sĩ với yêu cầu về chuẩn đầu ra, cũng như theo quy trình và chuẩn mực tổ chức và quản lý đào tạo như của các trường đại học tiên tiến trên thế giới. ĐHQGHN thực sự là “máy cái” – góp phần quan trọng và hiệu quả đào tạo đội ngũ giảng viên có trình độ cao cho các trường đại học trên phạm vị toàn quốc.
Thứ ba, ĐHQGHN luôn đi tiên phong đổi mới nhiều lĩnh vực trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.
Không chỉ tiên phong trong việc đào tạo và bồi dưỡng nhân tài thông qua các chương trình đào tạo đặc biệt như đã nói tới ở trên, ĐHQGHN cũng tiên phong trong cả nước xác định phát triển theo mô hình đại học định hướng nghiên cứu, gắn đào tạo với nghiên cứu, với việc xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh.
Với triết lý đào tạo thông qua nghiên cứu để đảm bảo chất lượng và nghiên cứu để tiếp cận trình độ của thế giới, đào tạo trình độ cao, năm 2004, tại phiên họp lần thứ X Hội đồng Khoa học và Đào tạo của ĐHQGHN đã xác định các tiêu chí cơ bản của đại học nghiên cứu, như chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu; tỷ lệ sinh viên/giảng viên; tỷ lệ đào tạo sau đại học/đại học; số lượng, chất lượng và lượt trích dẫn của các công bố quốc tế; các phát minh, sang chế; giải thưởng KHCN,….và từ đó định hướng cho các hoạt động của nhà trường. Việc tiên phong mở rộng quy mô đào tạo, theo hướng nâng cao tỷ lệ đào tạo sau đại học/đại học cũng như đầu tư xây dựng các nhóm nghiên cứu chính là hai trong những giải pháp quan trọng để thực hiện chiến lược này.
ĐHQGHN cũng tiên phong mở các ngành mới, ngành/chuyên ngành thí điểm chưa có trong danh mục mã ngành đào tạo của Nhà nước, như an toàn thông tin, trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano, công nghệ hàng không vũ trụ, an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu,…Đến nay một số chương trình thí điểm của ĐHQGHN đã được đưa vào danh mục đào tạo của Nhà nước như các chương trình đào tạo ngành Hóa dược, Kinh tế phát triển, Luật kinh doanh (bậc đại học), Ngôn ngữ Nhật (bậc thạc sĩ), Đo lường Đánh giá trong giáo dục (bậc thạc sĩ và tiến sĩ),….Hiện nay ĐHQGHN đang đào tạo gần 50 chương trình mới thí điểm (từ các bậc cử nhân, kỹ sư, đến thạc sĩ và tiến sĩ). Đây là những đặc sản trong đào tạo của ĐHQGHN.
Với tầm nhìn xa, tổng hợp, bao quát, , ngay từ năm 1995, lãnh đạo ĐHQGHN đã thành lập Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục (tiền thân của Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Trung tâm khảo thí và Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục của ĐHQGHN ngày nay). Những đóng góp của Trung tâm này về các tiêu chí đảm bảo chất lượng giáo dục, về xếp hạng đại học, các năng lực phẩm chất cần có để dự tuyển vào đại học để xây dựng bài thi chuẩn hóa đánh giá năng lực, cũng như mở ngành và đào tạo đầu tiên trong cả nước thạc sĩ và tiến sĩ về đo lường đánh giá trong giáo dục. Những thành tựu đã đạt được trong 30 năm qua trong lĩnh vực khảo thí, kiểm định và đảm bảo chất lượng giáo dục của Viện ĐBCL Giáo dục và Trung tâm kiểm định của ĐHQGHN một lần nữa chứng minh quyết định hết sức đúng đắn của lãnh đạo ĐHQGHN và khẳng định vị trí, vai trò tiên phong của ĐHQGHN trong đo lường đánh giá, đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam, tiến dần ra khu vực và thế giới.
Năm 2012, Ban Đào tạo đã xây dựng Đề án đổi mới tuyển sinh theo ĐGNL và suốt trong 3 năm 2012-2014 là đơn vị trực tiếp triển khai xây dựng đề thi cũng như các quy chế, quy trình, phần mềm phục vụ ĐGNL, áp dụng trước tiên cho hệ TN và CLC và làm tiền đề cho việc thành lập Trung tâm Khảo thí – đơn vị chuyên trách tổ chức thi ĐGNL ở ĐHQGHN. Năm 2016, ĐHQGHN đã đi đầu trong đổi mới tuyển sinh đại học theo đánh giá năng lực cho tất cả các chương trình đào tạo; tiên phong trong việc xây dựng bài thi chuẩn hóa đánh giá năng lực và cũng tiên phong áp dụng thành công việc triển khai đổi mới tuyển sinh theo hình thức sử dụng bài thi đánh giá năng lực ở ĐHQGHN. Với phổ kiến thức vừa rộng lại vừa sâu, phong phú, kết quả thi nhanh, việc chấm thi tự động bằng máy khách quan, trung thực, và có thể tổ chức cho thí sinh chủ động đăng ký thi nhiều lần trong năm, đã được dự luận xã hội đồng tình ủng hộ và đánh giá rất cao. Tuyển sinh theo Đánh giá năng lực của ĐHQGHN như luồng gió mới làm mát dịu những căng thẳng của các kỳ thi đại học theo 3 chung cứ mỗi năm vào hè tháng 6. Nhiều trường đại học khác đã tin cậy và sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN để tuyển sinh.
ĐHQGHN cũng là một trong những đơn vị tiên phong triển khai đào tạo theo tín chỉ thành công ở Việt nam. Sau một số năm nghiên cứu, tìm hiểu phương thức tổ chức và quản lý đào tạo theo mô hình tín chỉ của nước ngoài, từ năm 2006, ĐHQGHN bắt đầu triển khai áp dụng các yếu tố tích cực của phương thức đào tạo theo tín chỉ, đó là: chuyển đổi chương trình; xây dựng đề cương môn học; áp dụng phương pháp dạy – học và kiểm tra đánh giá theo tín chỉ và từ 2010; đến nay đã áp dụng hoàn toàn và triệt để phương thức đào tạo theo tín chỉ. Các chương trình đào tạo được thiết kế theo chuẩn đầu ra, với các khối kiến thức chung được giảng dạy thống nhất trong toàn ĐHQGHN. Thành công này đã tạo điều kiện cho việc phát huy thế mạnh liên thông, liên kết trong ĐHQGHN, mô hình a+b (như mô hình đào tạo cử nhân sư phạm, bác sỹ đa khoa,…), đặc biệt là trong việc xây dựng các chương trình đào tạo mới liên ngành, liên đơn vị; trong việc triển khai tổ chức giảng dạy bằng kép (song bằng) thành công. Bên cạnh đó, cũng nhờ tích lũy tín chỉ, sinh viên có thể chủ động lựa chọn tích lũy các học phần theo kế hoạch và thời gian của cá nhân, nhờ vậy đến nay đã có gần 8000 sinh viên được cấp bằng kép (bằng chính quy thứ 2 trong thời gian học tập tại ĐHQGHN) và hơn 500 em tốt nghiệp đại học sớm so với quy định từ 1 đến 2 học kỳ.
Một sáng kiến và quyết sách đổi mới không thể không nhắc đến là: để lựa chọn được nhiều học sinh ưu tú vào học theo chương trình đại học, ngay từ năm 2014, ĐHQGHN đã tiên phong nghiên cứu và ban hành quy chế đặc thù cho học sinh chuyên trong ĐHQGHN (và năm 2022 ban hành quy chế đặc thù sửa đổi áp dụng cho cả học sinh các trường chuyên trên toàn quốc) – ban hành các tiêu chí và quy định xét tuyển thẳng vào các trường đại học thành viên và các khoa trực thuộc của ĐHQGHN những học sinh xuất sắc. Cũng từ năm 2022 đã tổ chức kỳ thi Olympic cấp ĐHQGHN tuyển chọn HSG – nhân tài từ các trường THPT trên cả nước. Dó đó, đã thu hút được nguồn học sinh giỏi vào học các ngành khoa học cơ bản để nối tiếp truyền thống và phát huy thế mạnh của ĐHQGHN.
ĐHQGHN cũng là đơn vị tiên phong trong các cơ sở giáo dục đào tạo xây dựng mô hình đào tạo tài năng, chất lượng cao, chuẩn quốc tế; tiên phong trong cả nước tiến hành rà soát và nghiên cứu, xây dựng bản quy hoạch các ngành nghề đào tạo (2014, 2021) và phân tầng các chương trình đào tạo (2015). Đây là kim chỉ nam, là kế hoạch và chiến lược hết sức quan trọng định hướng cho hoạt động đào tạo của ĐHQGHN và các đơn vị đào tạo của ĐHQGHN trong từng giai đoạn.
Thứ tư, ĐHQG kiên trì và giữ vững chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nghiên cứu, xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh, hội nhập với quốc tế:
Các chương trình đào tạo của ĐHQGHN được xây dựng trên cơ sở tham khảo các chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến trên thế giới. ĐHQGHN thực hiện triết lý đào tạo thông qua nghiên cứu, xây dựng các nhóm nghiên cứu (NNC) mạnh để vươn tới đỉnh cao tri thức; rồi từ nghiên cứu đỉnh cao lại thúc đẩy đào tạo trình độ cao và phát triển tiềm lực KHCN. Đến nay, ở ĐHQGHN có hàng trăm NNC lớn nhỏ, trong đó có khoảng 30 NNC đã được Giám đốc ĐHQGHN công nhận là NNC mạnh cấp ĐHQGHN. Các NNC này đã đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo tài năng theo cá thể hóa, cũng như trong việc mở các ngành/chuyên ngành đào tạo mới, các bộ môn/PTN mới của ĐHQGHN trong những năm qua.
Cũng nhờ đào tạo thông qua nghiên cứu, các em sinh viên, học viên cao học, NCS được tham gia hoạt động trong môi trường các NNC mạnh và nhờ vậy được thắp sáng tài năng. Đến nay, không ít sinh viên năm cuối và trên trên 90% NCS trong lĩnh vực KHTN – Công nghệ của ĐHQGHN có công bố trên các tạp chí quốc tế ISI. Không ít NCS của ĐHQGHN – được đào tạo trong nước, nhưng có kết quả nghiên cứu, có số lượng và chất lượng các công bố quốc tế cao hơn so với các NCS được đào tạo hoàn toàn ở nước ngoài.
Nhiều em sinh viên, NCS vào ĐHQGHN đã được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình, tâm huyết của các giáo sư, các nhà khoa học đầu ngành, những người thầy tâm huyết, có môi trường nghiên cứu, học tập tốt và đã được phát huy năng lực và tỏa sáng, đạt được thành tích xuất sắc trong học tập và nghiên cứu. Năm 2022, ĐHQGHN đã cấp học bổng cho các NCS xuất sắc lên đến 120 triệu/năm và lần đầu tiên cấp học bổng post-doc cho các TS trẻ xuất sắc lên đến 150 triệu/năm, và triển khai chính sách cấp học bổng cho các sinh viên xuất sắc ngành KH cơ bản ở mức hỗ trợ toàn bộ học phí, cấp sinh hoạt phí và chỗ ở miễn phí trong KTX.
Nhiều cựu sinh viên ưu tú của ĐHQGHN đã trở thành các nhà lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp, nhà khoa học, quản lý có tên tuổi. ĐHQGHN đã góp phần hiệu quả vào sự nghiệp đào tạo nhân tài chất lượng cao, trình độ cao cho đất nước.
Thứ năm, ĐHQG tích cực chuyển đổi cơ cấu ngành nghề đào tạo, đáp ứng yêu cầu của đất nước, của thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0:
Việc phát triển các ngành mới có tính liên ngành, mũi nhọn những lĩnh vực kỹ thuật công nghệ mà xã hội có nhu cầu cao về nguồn nhân lực, cũng như đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0 đang được ĐHQGHN chú trọng đặc biệt và có sự đột phá, trong đó phải kể đến các chương trình đào tạo mới, tiên phong như KHMT; Cơ điện tử; Điện tử -tin học; Kĩ thuật năng lượng, Kỹ thuật môi trường; Kỹ thuật hạ tầng, Công nghệ nano, Công nghệ kỹ thuật Xây dựng – Giao thông; Công nghệ hàng không vũ trụ, Robotic; An toàn thông tin, Trí tuệ Nhân tạo, Khoa học dữ liệu; Tự động hóa và Tin học; Quản trị các tổ chức tài chính; Kinh tế biển; Biến đổi khí hậu,…
Với trên 500 chương trình đào tạo ở các bậc đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, từ lúc chỉ hoàn toàn các ngành khoa học cơ bản, sau 30 năm xây dựng và phát triển, đến nay ĐHQGHN đã đạt cơ cấu ngành nghề đào tạo như sau: khoa học tự nhiên, y dược 25%; khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, ngoại ngữ, luật, giáo dục 40%; công nghệ – kỹ thuật 20%; liên ngành và thí điểm 15%.
ĐHQGHN đã tích cực chuyển đổi cơ cấu ngành nghề từ KHCB sang gắn với kỹ thuật, công nghệ và thực tiễn. Nhờ vậy, ngành nghề đào tạo của ĐHQGHN nhanh chóng tiếp cận hội nhập với thế giới, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp và doanh nghiệp, cũng như tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm ngày càng cao.
Tóm lại, hoạt động đào tạo đã có những đóng góp quan trọng và xứng đáng vào sự phát triển và lớn mạnh của ĐHQGHN, đóng góp tich cực và hiệu quả vào những đổi mới của ngành giáo dục đại học như đào tạo tài năng, chất lượng cao; tổ chức quản lý đào tạo theo tín chỉ; phát triển theo mô hình đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện đào tạo qua nghiên cứu và chú trọng xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu trong trường đại học; đảm bảo chất lượng giáo dục; kiểm định, phân tầng và quy hoạch chương trình đào tạo; đổi mới tuyển sinh theo đánh giá năng lực; tiên phong mở các chương trình đào tạo mới thí điểm và hiện đại, đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0, và thực hiện hội nhập với nền giáo dục đại học của thế giới.
Thứ sáu, ĐHQGHN đã vươn lên trong top 800 thế giới theo bảng xếp hảng QS và có tên tuổi và thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng khác của quốc tế như THE, ARWU.
Điểm nhấn rất quan trọng, đó là sau 30 năm thành lập, từ chỗ chưa có tên trên bản đồ xếp hạng, năm 2022 ĐHQGHN đã vươn lên trong top 800 thế giới theo bảng xếp hảng QS và có tên tuổi và thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng khác của quốc tế như THE, ARWU. Cũng trong năm 2022, 6 lĩnh vực của ĐHQGHN đã lọt top 400-600 thế giới trong bảng xếp hạng QS: Toán học (351-400), Vật lý (401-500), 3 lĩnh vực Cơ kỹ thuật và Kỹ thuật điện – Điện tử, Kinh doanh và Khoa học Quản lý top 401-500, Khoa học Máy tính và hệ thống thông tin (501-600).
Lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ đi sau về trước, đã vươn lên ngoạn mục, xếp hạng 386 thế giới trong bảng xếp hạng QS năm 2022.
Chỉ riêng 2 ĐHQG đã chiếm khoảng gần 25% công bố quốc tế ISI của cả nước.
ĐHQGHN có những nhà khoa học được thế giới xếp hạng cao, trong top các nhà khoa học có trích dẫn và ảnh hưởng hàng đầu của thế giới, của Việt Nam. Đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành, đầu đàn, đội ngũ cán bộ trí thức – nguồn nhân lực trình độ cao chính là tiềm lực mạnh nhất, là vốn quý nhất làm nên thương hiệu và những giá trị cốt lõi của ĐHQGHN.
2022, sau nhiều năm ấp ủ, lần đầu tiên ĐHQGHN đưa sinh viên lên Hòa Lạc học tập thành công.
Và điểm nhấn sau cùng, là năm 2022, sau nhiều năm ấp ủ, lần đầu tiên ĐHQGHN đưa sinh viên lên Hòa Lạc học tập thành công. Ban Đào tạo và đội ngũ những người làm công tác đào tạo lại xắn tay vào triển khai kế hoạch tuyển sinh và tổ chức học tập, giảng dạy trên Hòa Lạc; xây dựng những ngành mới, mô hình đào tạo mới (như giáo dục toàn diện), để biến Hòa lạc thành lợi thế và tài nguyên cho sự phát triển của ĐHQGHN trong giai đoạn tới.
Năm 2022 đã có 2000 sinh viên ĐHQGHN học toàn thời gian trên Hòa Lạc, và dự kiến năm 2023 sẽ có 7000 sinh viên trên Hòa Lạc, trong đó sẽ có cả học sinh của trường THPT Khoa học giáo dục (HES).
Những thành tựu đó chứng minh sự đúng đắn và thành công của mô hình Đại học Quốc Gia, thực sự xứng đáng là “tập đoàn quân chủ lực”, là trụ cột của hệ thống giáo dục đại học của nước nhà.
Tự hào về những thành tựu mà các thế hệ lãnh đạo, các thế hệ thầy và trò, các thế hệ cán bộ khoa học, giảng viên tài năng và tâm huyết, các GS, PGS, TSKH, TS – những trí thức ưu tú của ĐHQGHN và của nước nhà; các thế hệ cán bộ, viên chức, giảng viên, nghiên cứu viên, và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầy trách nhiệm và nhiệt huyết của ĐHQGHN qua các thời kỳ đã đóng góp và đạt được trong 30 năm qua, đồng thời cũng nhận thức đầy đủ những cơ hội, cũng như những thách thức trong tình hình và bối cảnh mới.
Giáo dục đại học, trong đó có ĐHQG đang đứng trước những thách thức về tự chủ, về mô hình phát triển đại học, trường đại học (và mô hình trường đại học trong đại học, của chính 2 ĐHQG) trong bối cảnh mới.
Thách thức về sự phát triển vượt bậc và quy mô và chất lượng, CSVC; về công ăn việc làm của người học sau khi tốt nghiệp; về chất lượng đào tạo và nghiên cứu, chất lượng đội ngũ; sự hội nhập với trình độ và chuẩn mực của quốc tế.
Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đang có những chỉ đạo quyết liệt và giải pháp hữu hiệu để đổi mới mạnh mẽ giáo dục đại học Việt nam và phát triển 2 ĐHQG lên tầm cao mới.
Đảng ủy và Ban Giám đốc ĐHQGHN đã chỉ đạo trong thời gian tới tập trung hoàn thiện mô hình tự chủ đại học, trong hoạt động đào tạo tập trung vào nâng cao và mở rộng quy mô đào tạo các chương trình tài năng, chất lượng cao và các chương trình thuộc lĩnh vực kỹ thuật -công nghệ; triển khai mô hình giáo dục toàn diện cho sinh viên trên Hòa Lạc; triển khai đề án ” Thu hút và Đào tạo học sinh, sinh viên Miền Nam tại ĐHQGHN”; ưu tiên và tập trung nguồn lực cho đào tạo NCS và tiến sĩ trẻ, thu hút nhân tài; phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh tầm quốc gia, quốc tế; chăm lo bồi dưỡng, đào tạo các nhà khoa học đầu ngành, đầu đàn để tạo nguồn nhân lực kế cận; thúc đẩy công bố quốc tế và chuyển giao công nghệ; thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; nâng cao ranking trong các bảng xếp hạng đại học; phát huy thế mạnh thống nhất và liên thông liên kết trong toàn ĐHQGHN; nâng cao khả năng thực hành, thực tập, thực tế, năng lực ngoại ngữ và các kỹ năng mềm cho sinh viên và qua đó nâng cao chất lượng đào tạo và cơ hội việc làm cho người học.
Nhân dịp 30 năm thành lập ĐHQGHN (1993-2023), nhìn lại một chặng đường.
Chúc ĐHQGHN ngày càng phát triển và hội nhập ngày càng mạnh mẽ với thế giới – được tự chủ cao và mạnh hơn nữa – luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện cao nhất của Đảng, Nhà nước, của Bộ giáo dục Đào tạo và các bộ ngành và toàn xã hội để phát huy tối đa nội lực và thu hút tối đa các nguồn lực, luôn xứng đáng là đầu tàu đổi mới, là đại học hàng đầu, nòng cột trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam, đáp ứng mong mỏi của xã hội và nhân dân cả nước.